Chuyên Đề Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .
    Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và vị thế mới trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC . Điều này đã đặc biệt làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động.
    Trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, phải kể đến hàng dệt may. Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Hơn nữa, với điều kiện tình hình nước ta hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp.
    Như vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam” góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra quan trọng và cần thiết. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam giai đoạn 1998 - 2001, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Tổng Công ty. Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới.
    Đề tài chia làm ba chương :
    Chương I : Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt Nam
    Chương II : Thực trang xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty dệt may Việt Nam giai đoạn 1998 - 2001
    Chương III : Phương hướng và giải phấp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới
    Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài, Tôi đã được sự chỉ bảo chi tiết của thầy cô giáo, sự giúp tận tình của các bác, các cô ở Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến nhận xét giúp tôi có thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TRONG DOANH NGHIỆP 3
    I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 3

    1. Khái niệm 3
    2. Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam 3
    3. Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu 5
    II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 9
    III. THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG MAY MẶC VÀ XU HƯỚNG NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TRÊN THẾ GIỚI 11
    1. Về thị trường may mặc Việt Nam 11
    2. Xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới 17
    3. Một số kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất hàng may mặc 20
    CHƯƠNG II 23
    THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC Ở TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998-2001 23

    I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM 23
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam 23
    2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam 26
    3. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam 27
    4. Đặc điểm và xu thế ngành may Việt Nam 30
    5. Mục tiêu và định hướng phát triển 33
    II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY THỜI KỲ 1998 - 2001 35
    1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng 36
    2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường 39
    3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam 43
    4. Vấn đề đối tác và mức độ cạnh tranh của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay 53
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC Ở TỔNG CÔNG TY DỆT -MAY VIỆT NAM 55
    1. Về mặt khách quan 55
    2. Về mặt chủ quan 59
    CHƯƠNG III 61
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC Ở TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 61

    I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 61
    1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng Công ty 61
    2. Những thời cơ và thách thức đang đặt ra 66
    II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY DỆT -MAY VIỆT NAM 67
    1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị trường 67
    2. Giải pháp đầu tư hiện đại hoá công nghệ - mẫu mã hàng may 70
    3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu.sử dụng có hiệu quả nguồn lực 73
    4. Giải pháp về hợp tác quốc tế 73
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH PHỦ 74
    1. Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế 74
    2. Chính sách đầu tư phát triển 76
    3. Chính sách ưu đãi về xuất khẩu 76
    4. Chính sách về vốn 77
    5. Chính sách tỷ giá hối đoái 78
    6. Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất khẩu 78
    KẾT LUẬN 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    MỤC LỤC 83
     
Đang tải...