Luận Văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH MTV thương mại Thành Thành Cô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH MTV TM Thành Thành Công


    MỤC LỤC
    Trang
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN i
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    DANH MỤC BẢNG ix
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Ý nghĩa của đề tài 3
    6. Nội dung của đề tài . 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÚC TIẾN BÁN HÀNG . 4
    1.1. Tổng quan về Marketing: 4
    1.1.1. Định nghĩa Marketing: . 4
    1.1.2. Phạm vi ứng dụng của Marketing trong đời sống 5
    1.1.2.1. Ứng dụng Marketing trong lĩnh vực kinh doanh . 5
    1.1.2.2. Ứng dụng Marketing trong lĩnh vực phi kinhdoanh 5
    1.2. Nội dung về xúc tiến bán hàng trong Marketing – Mix 5
    1.3. Lý luận chung về xúc tiến bán hàng 6
    1.3.1. Các công cụ xúc tiến bán hàng . 6
    1.3.1.1. Quảng cáo . 6
    1.3.1.2. Khuyến mãi 7
    1.3.1.3. Bán hàng trực tiếp . 7
    1.3.1.4. Quan hệ công chúng 8
    1.3.2. Mục tiêu của hoạt động xúc tiến bán hàng 9
    iii
    1.3.3. Các phương pháp xác định kinh phí cho hoạt động xúc tiến 9
    1.3.3.1. Phương pháp tùy khả năng . 9
    1.3.3.2. Phương pháp phần trăm trên doanh số bán 10
    1.3.3.3. Phương pháp cân bằng cạnh tranh 10
    1.3.3.4. Phương pháp căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ 11
    1.3.4. Các yếu tố của môi trường hoạt động xúc tiến . 11
    1.3.4.1. Sự phát triển rầm rộ của những hoạt động xúc tiến 11
    1.3.4.2. Mức độ cạnh tranh trên thị trường 11
    1.4. Xây dựng chương trình quảng cáo hiệu quả . 12
    1.4.1. Xác định mục tiêu quảng cáo 12
    1.4.2. Xác định kinh phí cho quảng cáo . 13
    1.4.3. Quyết định thông điệp quảng cáo . 13
    1.4.3.1. Các cấp độ nhận biết về sản phẩm của kháchhàng 13
    1.4.3.1.1. Sản phẩm là một tập hợp các đặc tính kinh tế-kỹ thuật 13
    1.4.3.1.2. Sản phẩm là một tập hợp những lợi ích . 14
    1.4.3.1.3. Sản phẩm là tập hợp những giá trị mong muốn . 14
    1.4.3.1.4. Chuỗi giá trị của sản phẩm (Means-end chain) 15
    1.4.3.2. Sáng tạo thông điệp quảng cáo 15
    1.4.3.3. Thực hiện thông điệp quảng cáo . 15
    1.4.4. Đánh giá hiệu quả của chương trình quảng cáo 15
    1.5. Xây dựng chương trình khuyến mãi hiệu quả 15
    1.5.1. Xác định mục tiêu của chương trình khuyến mãi . 17
    1.5.2. Lựa chọn công cụ khuyến mãi 18
    1.5.3. Xây dựng và thực hiện chương trình khuyến mãi 18
    1.5.4. Đánh giá kết quả của chương trình khuyến mãi . 19
    1.6. Bán hàng trực tiếp 20
    1.6.1. Quản trị lực lượng bán hàng 20
    1.6.1.1. Thiết kế chiến lược và cấu trúc lực lượng bán hàng . 20
    1.6.1.1.1. Cấu trúc lực lượng bán hàng . 20
    iv
    1.6.1.1.2. Xác định quy mô lực lượng bán hàng . 21
    1.6.1.1.3. Lực lượng bán hàng bên trong và bên ngoài 21
    1.6.1.2. Tuyển dụng lực lượng bán hàng 22
    1.6.1.3. Đào tạo nhân viên bán hàng . 22
    1.6.1.4. Động viên lực lượng bán hàng 22
    1.6.1.5. Giám sát lực lượng bán hàng . 22
    1.6.1.6. Đánh giá lực lượng bán hàng . 22
    1.6.1.6.1. Nguồn thông tin 22
    1.6.1.6.2. Các phương pháp đánh giá 23
    1.6.2. Quy trình bán hàng trực tiếp . 23
    1.7. Quan hệ công chúng 26
    1.7.1. Các khái niệm 26
    1.7.1.1. Công chúng của doanh nghiệp là ai 26
    1.7.1.2. Định nghĩa quan hệ công chúng 26
    1.7.2. Lợi ích của quan hệ công chúng . 27
    1.7.3. Xây dựng chương trình quan hệ công chúng 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG CỦA
    CÔNG TY TNHH MTV TM THÀNH THÀNH CÔNG – CHI NHÁNH NHA
    TRANG. 28
    2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV TM Thành Thành Công –Chi
    Nhánh Nha Trang 28
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV SX - TM
    Thành Thành Công và Công ty TNHH MTV TM Thành ThànhCông chi nhánh
    Nha Trang 28
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty TNHH TM MTV Thành Thành Công
    chi nhánh Nha Trang: 30
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty . 31
    2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 31
    2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban . 32
    v
    2.1.3.2.1. Giám đốc chi nhánh: 32
    2.1.3.2.2. Phó Giám Đốc: . 33
    2.1.3.2.3. Phòng tổ chức hành chính: 33
    2.1.3.2.4. Hành chính: . 34
    2.1.3.2.5. Phòng Kinh doanh: 34
    2.1.3.2.6. Văn phòng đại diện các tỉnh: 34
    2.1.3.2.7. Phòng kỹ thuật: . 35
    2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nha Trang . 35
    2.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh 35
    2.2.1.1.Kết quả hoạt động của chi nhánh trong 3 nămqua 35
    2.2.1.2. Phân tích bảng cân đối tài chính của Công ty TNHH MTV TM
    Thành Thành Công qua 2 năm 2009 – 2010: . 38
    2.2.1.3 Các mặt hoạt động khác của Công ty TNHH TM MTV Thành Thành
    Công chi nhánh Nha Trang 41
    2.2.1.3.1. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu 41
    2.2.1.3.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ 41
    2.2.1.3.3. Lao động và tiền lương 42
    2.2.2.Thị trường của Chi nhánh Công ty TNHH TM MTV Thành Thành Công
    tại Nha Trang. 43
    2.2.3. Đánh giá chung . 44
    2.2.4. Môi trường kinh doanh của chi nhánh công ty . 46
    2.2.4.1. Môi trường vĩ mô 46
    2.2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên 46
    2.2.4.1.2. Đặc điểm về kinh tế . 47
    2.2.4.1.3. Môi trường chính trị pháp luật . 48
    2.2.4.1.4. Các yếu tố văn hóa – Xã hội . 48
    2.2.5. Môi trường vi mô 49
    2.2.5.1. Khách hàng . 49
    2.2.5.2. Nhà cung cấp 49
    vi
    2.2.5.3. Đối thủ cạnh tranh . 49
    2.2.6. Hoạt động Marketing: 50
    2.2.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Chi nhánh trong
    thời gian tới 51
    2.2.7.1. Thuận lợi . 51
    2.2.7.2. Khó khăn 51
    2.2.7.3. Phương hướng phát triển của chi nhánh công ty trong thời gian tới52
    2.3. Vài nét về sản phẩm đường tinh luyện 52
    2.4. Tổng quan về hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty TNHH TM
    MTV Thành Thành Công – Chi Nhánh Nha Trang 55
    2.4.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến của công ty: 55
    2.4.2. Hoạt động quảng cáo 57
    2.4.3. Hoạt động khuyến mãi . 59
    2.4.3.1. Xác định mục tiêu . 59
    2.4.3.2. Lựa chọn công cụ khuyến mãi . 60
    2.4.3.3. Xây dựng chương trình khuyến mãi . 61
    2.4.3.4. Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi . 61
    2.4.4. Hoạt động bán hàng trực tiếp 62
    2.4.4.1. Quản trị lực lượng bán hàng 63
    2.4.4.1.1. Cấu trúc lực lượng bán hàng . 63
    2.4.4.1.2. Tuyển dụng lực lượng bán hàng . 63
    2.4.4.1.3. Đào tạo lực lượng bán hàng 64
    2.4.4.1.4. Động viên lực lượng bán hàng . 64
    2.4.4.1.5. Giám sát lực lượng bán hàng 65
    2.4.4.1.6. Đánh giá lực lượng bán hàng 65
    2.4.4.2. Quy trình bán hàng trực tiếp qua nhân viên . 66
    2.4.4.2.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng 66
    2.4.4.2.2. Chiến lược bán hàng 66
    2.4.4.2.3. Chào hàng và quan sát phản ứng của kháchhàng 66
    vii
    2.4.4.2.4. Xử lý các khước từ . 67
    2.4.4.2.5. Kết thúc . 67
    2.4.4.2.6. Tiếp tục 67
    2.4.5. Hoạt động quan hệ công chúng . 69
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
    XÚC TIẾN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 70
    3.1. Các giải pháp đề xuất cho hoạt động khuyến mãicủa công ty 70
    3.1.1. Phát hàng mẫu để giới thiệu sản phẩm mới 70
    3.1.1.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 70
    3.1.1.2. Mục tiêu của giải pháp 71
    3.1.1.3. Nội dung của giải pháp 71
    3.1.2. Khuyến mãi cho người tiêu dùng . 72
    3.1.2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 72
    3.1.2.2. Nội dung của giải pháp . 73
    3.1.3. Chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng trung thành . 74
    3.1.3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 74
    3.1.3.2. Mục tiêu của giải pháp 74
    3.1.3.3. Nội dung của giải pháp . 74
    3.2. Các giải pháp đề xuất cho hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty . 74
    3.2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 74
    3.2.2. Mục tiêu của giải pháp . 75
    3.2.3. Nội dung của giải pháp 75
    KẾT LUẬN . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
    viii
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1: Chuỗi giá trị của sản phẩm 15
    Hình 1.2: Quy trình xây dựng chương trình khuyến mãi 16
    Hình 1.3: Phân loại khách hàng theo thái độ và kiểuhành vi .16
    Hình 1.4: Những bước chính trong quản trị lực lượngbán hàng 20
    Hình 1.5: Mô hình ISTEA- Quy trình của việc bán hàng trực tiếp .25
    Hình 1.6: Các bước trong xây dựng một chương trình quan hệ công chúng 27
    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh Nha Trang. 32
    Đồ thị 2.1: Kinh phí hoạt động xúc tiến bán hàng 56
    ix
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Những công cụ khuyến mãi chính 18
    Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi Nhánh trong 3 năm 36
    Bảng 2.2: Bảng cân đối tài chính của chi nhánh trong 2 năm 38
    Bảng 2.3: Kinh phí hoạt động xúc tiến bán hàng 55
    Bảng 3.1: Số đại diện bán hàng cần thiết 79
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) đã mở
    ra cho các doanh nghiệp trong nước không ít những cơ hội và thách thức khi phải
    cạnh tranh không chỉ trong nước và nước ngoài về việc đa dạng hóa các loại sản
    phẩm kèm theo đó là những sản phẩm đồng tính năng và có mẫu mã, chất lượng, giá
    cả khác nhau. Ngày nay chúng ta đang sống trong mộtthế giới tràn ngập hàng hóa.
    Các sản phẩm ngày càng xích lại gần nhau hơn về mặtchất lượng, giá cả và tính sẵn
    có. Khi đó, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội đểlựa chọn sản phẩm nào phù hợp
    với nhu cầu, sở thích phụ thuộc vào việc công ty cókhả năng thuyết phục họ ở mức
    độ như thế nào? Xúc tiến bán hàng là “chất kích thích” kéo khách hàng đến với sản phẩm.
    Không những thế, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh
    giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. Đối với một doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ thì việc duy trì hoạt động và kinh doanh có
    lãi là vô cùng khó khăn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém
    hiệu quả là do không tìm được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị
    trường tiêu thụ sản phẩm. Yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm không những ảnh
    hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, màcòn làm gián đoạn quá trình
    lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng tới việc sản xuất hàng hóa, kìm hãm sự phát triển
    kinh tế đất nước.
    Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, công ty TNHH MTV TM Thành
    Thành Công cũng gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Tuy hàng năm doanh
    thu của công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá cao nhưng vẫn còn một số hạn chế trong hoạt
    động xúc tiến bán hàng.
    Như vậy, có thể nói xúc tiến bán hàng không những giúp doanh nghiệp
    quảng bá hình ảnh công ty cũng như hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng,
    mà còn tiêu thụ được hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi sự cạnh
    tranh ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp càng ýthức hơn về sức mạnh của xúc
    2
    tiến bán hàng. Với mục đích tìm hiểu về hoạt động bán hàng cụ thể tại một doanh
    nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán
    hàng tại công ty TNHH MTV TM Thành Thành Công – Chinhánh Nha Trang” làm
    khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV TM ThànhThành Công –
    Chi Nhánh Nha Trang với mục tiêu là tìm hiểu quy trình mà chi nhánh đang áp
    dụng để xây dựng nên chiến lược xúc tiến bán hàng, đồng thời đánh giá hiệu quả
    các chương trình xúc tiến mà chi nhánh đã triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, đưa
    ra một số giải pháp cho hoạt động xúc tiến bán hàngcho chi nhánh. Các câu hỏi
    nghiên cứu được đưa ra là:
    ã Công ty đã xây dựng các chương trình xúc tiến theo một quy trình như thế nào?
    ã Hiệu quả của các chương trình khuyến mãi và bán hàng trực tiếp như thế nào?
    ã Những giải pháp cần làm để nâng cao hiệu quả khuyếnmãi, bán hàng trực
    tiếp và đối phó với những đối thủ cạnh tranh khác là gì?
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xúc tiến bán hàng tại Công ty TNHH
    MTV TM Thành Thành Công – Chi Nhánh Nha Trang, trong đó tập trung nghiên
    cứu hoạt động khuyến mãi và bán hàng trực tiếp.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý thuyết sử dụng bao gồm:
    - Tổng quan về Marketing
    - Tổng quan về xúc tiến bán hàng
    - Xây dựng chương trình quảng cáo có hiệu quả
    - Xây dựng chương trình khuyến mãi có hiệu quả
    - Hoạt động bán hàng trực tiếp
    - Hoạt động quan hệ công chúng.
    - Phương pháp thống kê, so sánh.
    - Sử dụng phần mềm Word, Excel.
    3
    5. Ý nghĩa của đề tài
    Ý nghĩa khoa học: đề tài tập hợp và hệ thống hóa lýthuyết về xúc tiến bán
    hàng và áp dụng nó vào thực tế công ty thực tập.
    Ý nghĩa thực tế: đề tài hy vọng giúp cho Chi nhánh công ty nhận ra những
    ưu và nhược điểm trong quy trình xây dựng các hoạt động xúc tiến. Ngoài ra, qua
    những việc đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến sẽ góp phần giúp công ty nhận
    ra những mặt chưa tích cực trong các chương trình x úc tiến mà công ty đã thực hiện.
    Trên hết, việc thực hiện đề tài này là cơ hội để tác giả học hỏi thêm những
    kiến thức về hoạt động xúc tiến bán hàng và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
    6. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung của đề tài
    gồm 3 chương:
    Chương 1:Cơ sở lý thuyết về xúc tiến bán hàng.
    Dựa trên cơ sở Những nguyên lý Tiếp thị của Philip Kotler & Gary
    Armstrong tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về xúc tiến bán hàng để nghiên cứu và
    hoàn thành luận văn của mình.
    Chương 2:Thực trạng hoạt động xúc tiến bán hàng tại Công tyTNHH MTV
    TM Thành Thành Công – Chi nhánh Nha Trang.
    Dựa trên những số liệu có được từ phòng kế toán tácgiả đã phân tích được
    tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đi kèm với phân tích đó tác giả còn
    phân tích được kế hoạch xúc tiến bán hàng của Công ty từ những chi phí mà Công
    ty đã sử dụng cho hoạt động xúc tiến của mình từ đónêu lên những ưu điểm cần
    phát huy và nhược điểm cần khắc phục của các chính sách mà công ty đang áp dụng.
    Chương 3:Các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán
    hàng tại công ty trong thời gian tới.
    Trong chương này, tác giả nêu lên một số giải pháp chủ quan nhằm góp phần
    đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, chủ yếu là hoạt động khuyến mãi và bán
    hàng trực tiếp của Chi nhánh cũng như đề ra một số kiến nghị để góp phần giúp
    doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
    4
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÚC TIẾN BÁN HÀNG
    1.1. Tổng quan về Marketing:
    1.1.1. Định nghĩa Marketing:
    Marketing là gì? Một số người khi được hỏi Marketing là gì, họ trả lời rằng
    Marketing là khuyến mại, quảng cáo, bán hàng sao cho tiêu thụ được càng nhiều
    hàng càng tốt. Rất nhiều người đã đồng nhất Marketing với việc tiêu thụ và kích
    thích tiêu thụ. Với lối hiểu như vậy về Marketing, người ta chỉ mới nhìn thấy được
    phần nổi “tảng băng” Marketing. Vì sao lại có hiện tượng như vậy? Lý do là bởi vì
    hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với hàng trăm mục quảng cáo cả trên tivi, radio,
    báo chí, tờ rơi, áp phích, pano Ngoài ra, tần suấtxuất hiện của những đợt khuyến
    mãi như tặng quà khi mua hàng, giảm giá bán cũng ngày càng nhiều hơn. Rồi ở
    những nước mà Marketing phát triển, việc cứ vài ngày lại có một người tới tiếp thị
    một sản phẩm nào đó cũng là chuyện phổ biến. Chính những điều mắt thấy tai nghe
    hàng ngày như vậy đã làm thiên lệch suy nghĩ của người ta thế nào về “Marketing”.
    Tiêu thụ và kích thích tiêu thụ chỉ là một mảng nhỏtrong Marketing. Peter
    Drukker, một trong những nhà lý luận chủ chốt về các vấn đề quản lý, đã nói: “Mục
    đích của Marketing không nhất thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận
    biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức mà hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng với
    thị hiếu của khách và tự nó sẽ được tiêu thụ”. Hãy nhìn vào thực tế, khi Sony lần
    đầu tiên cho ra mắt sản phẩm máy nghe nhạc Walkman,họ nhận được rất nhiều đơn
    đặt hàng. Lý do là vì Sony đã đưa ra một thứ hàng hóa không chỉ phù hợp với nhu
    cầu mà nói đúng hơn là tạo ra nhu cầu.
    Vậy Marketing là gì? Khái niệm Marketing, theo Philip Kotler, chính xác và
    được thừa nhận rộng rãi là: “MARKETING là làm việc với thị trường để thực hiện
    những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua
    trao đổi”.
    5
    1.1.2. Phạm vi ứng dụng của Marketing trong đời sống
    1.1.2.1. Ứng dụng Marketing trong lĩnh vực kinh doanh
    Có lẽ Marketing sinh ra là để phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh. Các công ty
    lớn trên thế giới như General Electric, General Motor, Procter and Gamble, Coca
    Cola đã rất nhanh chóng nhận ra được những lợi ích của Marketing. Ban đầu
    Marketing được sử dụng trong các công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường ngày và
    lâu bền. Tiếp đến các công ty sản xuất cả thiết bị công nghiệp cũng đã vận dụng
    Marketing với nhịp độ ngày càng nhanh. Xã hội vẫn tiếp tục phát triển đến lúc
    chứng kiến sự bùng nổ của các ngành dịch vụ như ngân hàng, nhiều hãng hàng
    không, nhiều nơi phục vụ du lịch, giải trí thì đếnlượt lĩnh vực dịch vụ cũng sử
    dụng Marketing. Đến nay, ngay cả những người hành nghề luật sư, bác sỹ, kiến trúc
    sư cũng phải sử dụng Marketing. Có thể nói Marketing đã được ứng dụng trong hầu
    hết mọi hoạt động kinh doanh bất kể hàng hóa được tạo ra là một sản phẩm cụ thể
    như một cái tivi, tủ lạnh hay là một dịch vụ nào đó.
    1.1.2.2. Ứng dụng Marketing trong lĩnh vực phi kinhdoanh
    Sự ứng dụng Marketing ngày nay đã vượt ra khỏi phạmvi của hoạt động
    kinh doanh. Những ứng viên tổng thống trước cuộc bầu cử phải tiến hành vận động
    tranh cử. Một ứng viên đi xin việc làm phải tự giớithiệu về bản thân mình. Các tổ
    chức mà hoạt động của họ không phải là kinh doanh cũng tiến hành Marketing.
    Quân đội Mỹ cũng tự Marketing để thu hút tân binh. Các trường học cũng phải
    Marketing để thu hút sinh viên mới Như vậy, có thểnói Marketing đã và đang len
    lỏi vào trong nhiều hoạt động của cuộc sống. Những ai đã sử dụng Marketing sẽ vẫn
    tiếp tục sử dụng, những người chưa sử dụng rồi sẽ sử dụng chừng nào mà họ còn
    nhận ra Marketing sẽ giúp họ thành đạt hơn.
    1.2. Nội dung về xúc tiến bán hàng trong Marketing – Mix
    Xúc tiến bán hàng là mọi hoạt động của công ty nhằmtruyền bá những thông
    tin tốt đẹp về sản phẩm do công ty mình sản xuất vàthuyết phục những khách hàng
    mục tiêu mua những thứ hàng đó. Xúc tiến bán hàng có bốn thành phần là: quảng
    cáo (advertising), khuyến mãi (sales promotions), bán hàng trực tiếp (personal


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Philip Kotler, Bàn về tiếp thị, NXB trẻ.
    2. Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị 1,2, NXB Thống kê.
    3. Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Giao thông vận tải.
    4. TS. Lê Thế Giới, Ths Nguyễn Xuân Lãn, Quản trị Marketing, NXB Giáo Dục.
    5. Những bài luận văn của các khóa trước.
    Tiếng Anh
    Dựa theo những tài liệu trong luận văn tốt nghiệp của Thầy Bùi Nguyên
    Phúc Thiên Chương như:
    1. Michael R.Solomon, Consumer Behavior, Prentice Hall.
    2. J.Paul Peter và Jerry C.Olson, Consumer Behavior and Marketing Strategy,
    Irwin Company.
    Các trang web:
    1. www.thanhthanhcong.com
    2. www.baomoi.com
    3. www.vneconomy.vn
    4. www.dantri.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...