Đồ Án Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công Mỹ nghệ ở công ty INTIMEX

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1 NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NÓI RIÊNG 7
    I. Vai trò, nội dung của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 7

    1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế 7
    2. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam 9
    2.1. Khái niệm, nội dung xuất khẩu 9
    2.1.1. Khái niệm xuất khẩu 9
    2.1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 10
    2.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền Kinh tế quốc dân 14
    2.3. Các hình thức xuất khẩu : 18
    II. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 20
    1. Vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 20
    2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 22
    2.1. Đặc điểm về sản xuất và tính chất của hàng thủ công mỹ nghệ 22
    2.2. Đặc điểm về tiêu thụ và xuất khẩu 23
    3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 25
    3.1. Tình hình cung cầu trên thị trường thế giới 25
    3.2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 27
    3.3. Số lượng, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ 28
    3.4. Cơ chế, chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 28
    3.5. Doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp 30
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÀY CỦA CÔNG TY INTIMEX 32
    I. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua ở Việt Nam 32

    1. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu 32
    1.1. Kim ngạch xuất khẩu 32
    1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 36
    2. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. 41
    3. Đánh giá những kết quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua. 50
    3.1. Những thành tựu cơ bản đã đạt được 50
    3.2. Những mặt tồn tại 52
    3.3. Nguyên nhân. 55
    II. Thực trạng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tại Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. 56
    1. Quá trình hình thành, tổ chức bộ máy của Công ty. 56
    2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK INTIMEX trong những năm qua. 60
    2.1. Tình hình chung của Công ty INTIMEX và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 60
    2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty INTIMEX 61
    3. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 63
    3.1.Kim ngạch xuất khẩu. 63
    3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 64
    4. Thị trường xuất khẩu. 65
    5. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty INTIMEX. 67
    5.1. Thuận lợi. 68
    5.2. Khó khăn. 68
    6. Mục tiêu và định hướng của Công ty trong những năm tới 58
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ .72
    I. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước 72

    1. Bối cảnh kinh tế quốc tế 72
    2. Bối cảnh kinh tế trong nước 73
    II. Dự báo xu thế phát triển của xuất khẩu nước ta và tác động của bối cảnh đó đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 74
    III. Mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 76
    IV. Chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 79
    1. Một số chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 79

    1.1. Chính sách đối với các làng nghề. 79
    1.2. Chính sách đối với các nghệ nhân. 81
    1.3. Chính sách đào tạo thợ thủ công truyền thống. 83
    1.4. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu . 85
    1.5. Chính sách đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ. 88
    1.6. Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao. 88
    2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. 89
    2.1. Nhóm biện pháp thuộc về phía các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có Công ty XNK Intimex 89
    2.1.1.Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường. 89
    2.1.2. Kết hợp sản xuất với xuất khẩu. 90
    2.1.3. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu việc thuê nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều thiết kế mẫu mã. 93
    2.1.4. Giải quyết mọi vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng thủ công mỹ nghệ. 94
    2.1.5. Công nghiệp hoá và cơ giới hoá một số khâu để hạ giá thành. 94
    2.2. Về phía Nhà nước cần tổ chức thực hiện tốt các biện pháp sau: 95
    2.2.1.Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. 96
    2.2.2 Sửa đổi bổ sung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi. 96
    2.2.3. Mở rộng phương thức bán hàng xuất khẩu . 98
    2.2.4. Tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 98
    2.2.5.Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 99
    2.2.6. Đề nghị sửa đổi điểm d, khỏan 1, điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn, và bỏ thuế xuất khẩu đối với một số chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. 100
    2.2.7. Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn thưởng xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ. 101
    2.2.8. Xây dựng và hỗ trợ các Công ty xuất khẩu Mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ Thương mại và một số tỉnh, thành phố lớn trở thành đơn vị chủ lực thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 102
    2.2.9. Một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. 103
    KẾT LUẬN 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106



    Lời mở đầu
    ​Phát triển Thương mại quốc tế (TMQT) đã trở thành một xu thế mang tính tất yếu khách quan của lịch sử và ngày nay nó được xem như là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của toàn thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân khi tham gia TMQT. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho TMQT phát triển, đảm bảo sự lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta trên cơ sở phân công lao động sâu sắc hơn và chuyên môn hoá quốc tế ngày càng cao hơn. Chính TMQT đã tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, giúp nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
    Nhìn lại những năm cuối cùng của thế kỷ 20 ta thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu. Có được những kết quả này là nhờ có sự đổi mới về chính sách, về chế độ quản lý, đa dạng hoá đa phương hóa hoạt động ngoại thương.
    Hiện nay ở Việt Nam có trên 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (80%). Mỗi mặt hàng có đặc tính, điều kiện sản xuất khác nhau. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là sản phẩm của những ngành nghề thủ công truyền thống, mang nét văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông, những dấu ấn lịch sử nhất định, nên không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của các dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường nước ngoài theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới.
    Để nối nghiệp Cha ông để lại, các thế hệ đã không ngừng phát huy học hỏi để phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Quan tâm và có chính sách thoả đáng đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động các ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc ta. Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được xem như một bước đi đúng đắn mà Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn. Một mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Thế giới được dự báo liên tục tăng trong các năm tới. Nhưng mặt khác phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu mặt hàng này sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, giải quyết đáng kể vấn đề việc làm cho người lao động.
    Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan về sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này làm cho kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng đang còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Chúng ta cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta đạt kết quả cao hơn nữa, tận dụng tốt lợi thế so sánh của đất nước.
    Để thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường, sau quá trình học tập ở Nhà trường và thực tập cuối khoá tại Vụ Kế hoạch- Thống kê. Bộ Thương mại và khảo sát thực tế tại Công ty XNK Intimex, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo và sự giúp đỡ chú Trần Chiến- Trưởng phòng NV XNK 1 Công ty XNK Intimex cùng với các cô, bác. anh, chị ở Vụ Kế hoạch Thống kê và công ty XNK Intimex, tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Công ty XNK Intimex" làm tên cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Trong luận văn này tôi đã trình bày một số lý luận cơ bản về xuất khẩu và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp cụ thể. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng còn nhỏ ở Công ty Intimex nhưng tôi muốn thông qua thực tiễn kinh doanh ở Công ty, kết hợp đề xuất một số biện pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở đây nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung. Hy vọng hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng lớn mạnh, luôn đạt được những thành tích cao hơn nữa.
    Kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu Intimex.
    Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam.
    Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các Thầy Cô giáo cùng các bạn để luận văn của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

    [​IMG]
     
Đang tải...