Chuyên Đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu 4
    CHƯƠNG I: TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    6
    1.1 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 6
    1.1.1 Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm 6
    1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7
    1.2 Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm 9
    1.2.1 Nghiên cứu thị trường 9
    1.2.1.1 Thu thập thông tin về thị trường 9
    1.2.1.2 Xử lý thông tin 10
    1.2.1.3 Ra quyết định 10
    1.2.2 Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất 11
    1.2.3 Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm va chuẩn bị tiêu thụ 12
    1.2.4 Định giá và thông báo giá 12
    1.2.5 Tổ chức hệ thống phân phối và các kênh tiêu thụ, mạng lưới bán hàng 14
    1.2.6 Xúc tiến bán hàng 15
    1.2.7 Tổ chức các hoạt động dịh vụ trong tiêu thụ sản phẩm 16
    1.2.7.1 Tổ chức hoạt động trong quan hệ trung gian ở các kênh phân phối 16
    1.2.7.2 Tổ chức các kỹ thuật yểm trợ 17
    1.2.8 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18
    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VĂN HÓA PHẨM VÀ BAO BÌ HÀ NỘI 21
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
    2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 21
    2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 21
    2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21
    2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2000-2004 22
    2.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội. 25
    2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thị trường 25
    2.2.1.1 Thông tin thị trường trong nước 26
    2.2.1.2 Thông tin thị trường quốc tế 29
    2.2.1.3 Thông tin thị trường tiêu thụ 31
    a. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng 31
    b. Phân tích đối thủ cạnh tranh 33
    c. Phân tích sự thay đổi thị hiếu của khách hàng 34
    d. Tổ chức nghiên cứu sản xuất thay đổi mặt hàng 35
    2.2.2 Đánh giá sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất 36
    2.2.3 Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và chuẩn bị tiêu thụ 42
    2.2.4 Định giá và thông báo giá 43
    2.2.5 Tổ chức hệ thống phân phối các kênh tiêu thụ, mạng lưới bán hàng 47
    2.2.6 Hoạt động hỗ trợ bán hàng 49
    2.2.7 Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm 51
    2.3 Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội 52
    2.3.1 Đánh giá tình hình tiêu thụ theo khách hàng 52
    2.3.2 Đánh giá tình hình tiêu thụ theo mặt hàng 54
    2.3.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 57
    2.3.3.1 Kết quả tiêu thụ đo bằng thước đo hiện vật 58
    - Chỉ tiêu “Hệ số tiêu thụ sản phẩm” 58
    2.3.3.2 Kết quả tiêu thụ đo bằng thước đo giá trị 62
    - Chỉ tiêu “Năng suất tiêu thụ” 62
    - Chỉ tiêu “Mức doanh lợi trên chi phí ” 65
    - Chỉ tiêu “Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh” 65
    - Chỉ tiêu “Mức doanh lợi trên doanh thu ” 65

    2.4 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong công tác tiêu thụ tại công ty văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội 69
    2.4.1 Ưu điểm 69
    2.4.2 Nhược điểm 70
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC, MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 73
    3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 73
    3.1.1 Tình hình chung 73
    3.1.2 Điều kiện của công ty 76
    3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ 77
    3.2.1 Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm 77
    3.2.2 Thành lập bộ phận marketing và tổ chức nghiên cứu phát triển thị trường 78
    3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty 80
    3.2.4 Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ bán hàng 80
    3.2.5 Tiến hành thực hiện đa dạng hóa sản phẩm 82
    3.2.6 Thiết lập chiến lược quản trị theo thời gian 83
    3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 84
    Kết luận 86
    Tài liệu tham khảo 87

    lời mở đầu
    Trước đây, trong thời kỳ nước ta thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xí nghiệp văn hóa phẩm Hà Nội sản xuất theo phương thức gia công đặt hàng cho ngành nội thương. Khách hàng đưa giấy và kể cả các vật tư phụ như mực, cước, giấy gói, răng kẻ .theo định mức tiêu hao vật tư. Xí nghiệp chỉ biết sản xuất gia công theo kế hoạch Nhà nước giao cho. Do vậy những vấn đề kinh tế cơ bản của một đơn vị sản xuất không hề quan tâm đến:
    - Sản xuất cái gì, kinh doanh như thế nào, làm dịch vụ gì?
    - Sản xuất như thế nào để có hiệu quả nhất?
    - Sản xuất cho ai?
    Những năm đó, xí nghiệp không quan tâm đến sản phẩm tốt, xấu, mẫu mã, bao bì, không quan tâm đến tìm kiếm khả năng, nhu cầu thị trường, sản phẩm được chấp nhận như thế nào, mức độ ra sao .Xí nghiệp không cần biết vì sản xuất ra sản phẩm đã có Nhà nước lo cung cấp vật tư, đồng thời Nhà nước chỉ định việc tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Xí nghiệp chỉ cần thực hiện đầy đủ kế hoạch Nhà nước giao và hưởng phần chi phí gia công. Xí nghiệp cũng không quan tâm đến khi sử dụng máy móc thiết bị, nhà xưởng để sao cho có hiệu quả nhất và cũng không cần biết đến cạnh tranh là gì?
    Nhưng hiện nay khi xí nghiệp chuyển sang nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường khuyến khích cạnh tranh, đồng thời do đặc điểm của ngành sản xuất giấy vở học sinh không đòi hỏi phức tạp, máy móc trong nước tự chế tạo được, nguyên liệu dễ do các nhà máy giấy trong nước cung cấp, khả năng mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng tương đối dễ hơn các ngành khác, chu kỳ sống của sản phẩm giấy vở dài hơn nên doanh nghiệp ngày cảng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh mà đặc biệt là những “đối thủ khổng lồ”- công ty giấy Bãi Bằng, công ty văn phòng phẩm Hồng Hà là những “đại gia” trong ngành kinh doanh giấy. Không những thế môi trường kinh doanh lại luôn có nhiều biến động không ngừng , diễn biến phức tạp nhiều rủi ro, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và con đường đi lên phía trước của doanh nghiệp ngày càng có nhiều trướng ngại, chỉ thiếu cẩn trọng và nhạy bén là xuống vực phá sản. Trong bối cảnh đó, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
    Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ và các giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ là một trong những vấn đề cần thiết và cấp thiết trong thời gian hiện nay của công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội. Tình hình tiêu thụ của công ty văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội đã được trình bày khái quát trong phần báo cáo thực tập nghiệp vụ, để hiểu rõ hơn nữa tình hình tiêu thụ tại công ty và có thể đưa ra các giải pháp tức thời nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ em quyết định nghiên cứu sâu hơn nữa trong luận văn tốt nghiệp.
    Do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng nghiên cứu, bài viết chắc không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
    Nội dung đề tài gồm 3 chương:
    Chương I : Tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Chương I: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội.
    Chương II: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội
    Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đình Hiền giúp em hoàn thành tốt khóa luận nghiên cứu của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn !
     
Đang tải...