Luận Văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế quốc gia, hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nền kinh tế đó. Chuyển sang nền kinh tế thị tr¬ờng định h¬ướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nư¬ớc. Các doanh nghiệp đư¬ợc tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát huy hết khả năng, năng lực của mình, tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đồng thời kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

    Tổng Công ty công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam,đươc thành lập tại Quết đính số 69/QĐ-TTf ngày 31/01/1996 của thủ tướng chính phủ là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính trong nền kinh tế thị tr¬ường và có một bộ máy quản lý điều hành lớn với 87 đơn vị thành viên nằm trải dài tư địa bàn Quảng Ninh tới Mũi Cà Mau, đã có những thành tựu đáng kể. Sau 10 năm hoạt động Tổng công ty đã đạt đ¬ược những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên để đứng vững đư¬ợc trong cơ chế hiện nay với sự vận động không ngừng phát triển của nền kinh tế, với sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế trên thế giới, Công ty phải không ngừng hoàn thiện và v¬ươn lên để có thể đuổi kịp và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty.

    Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty, em đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam“

    Chuyên đề đư¬ợc viết dựa trên những kiến thức đã tiếp thu trong thời gian học tại trường Kinh Tế Quốc Dân cũng nh¬ư thời gian gần 4 tháng thực tập tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

    Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ – Cô giáo Phan Tố Uyên và các cô chú, anh chị ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    Với thời gian thực tập và sự hiểu biết còn có hạn, bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ trong công ty sẽ rất bổ ích và đáng quý.
















    CHƯƠNG I

    NHƯNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

    CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    I.BẢN CHẤT CÚA KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

    I.1. Khái niệm và mục tiêu kinh doanh của các danh nghiệp

    Để có thể hiểu được trước hết chúng ta hãy xem xét khái niệm về kinh doanh:

    Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư (tiền của, công sức), từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

    Kinh doanh thương mại là dùng tiền của, công sức vào việc buôn bán hàng hoá nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy kinh doanh thương mại là một dạng kinh doanh nó vừa có đặc điểm chung của hoật động kinh doanh nhưng lại có đặc thù riêng của lĩnh vực lưu thông hàng hoá.

    Thực chất hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động mua để bán theo công thức : T-H-T’

    Để tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại cần phải có 3 điều kiện (yếu tố) cơ bản sau đây:

    Thứ nhất: Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải có vốn kinh doanh đó là các khoản vốn bằng tiền và bằng các tài sản khác. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó, đối với doanh nghiệp thương mại vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao 70-80% tổng số vốn kinh doanh trong khi đối với doanh nghiệp sản xuất vốn lưu động chỉ chiếm khoảng 20%. Có thể lúc đầu vốn của doanh nghiệp là khoản vốn tích luỹ, vốn góp, vốn vay, vốn huy động ., có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hoá.

    Thứ hai: Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán (buôn bán) tức là mua hàng để bán cho người khác chứ không phải là để mình dùng hay tiêu dùng cá nhân.

    Thứ ba: Kinh doanh thương mại là dùng vốn ( tiền của và công sức) vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi. Có như vậy thì mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh.

    Hoạt động kinh doanh thương mại nhằm đạt được 3 mục đích cơ bản sau:

    Lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh. Mức độ kỳ vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào hàng hoá và chất lượng của chúng, khối lượng và giá cả của hàng hoá bán được, cung cầu của hàng hoá trên thị trường, chi phí kinh doanh, tốc độ tăng giảm của chi phí kinh doanh .

    Thế lực: Thế lực là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinh doanh cả về thị phần trên thị trường. Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ chỗ chen chân được vào thị trường tiến tới chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Kỳ vọng vào thế lực trong kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lực, tài năng và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước trong từng giai đoạn.

    An toàn: An toàn cũng là một mục đích của kinh doanh thương mại bởi vì trong nền kinh tế thị trường luôn có sự canh tranh gay gắt và đầy biến động, có rất nhiều rủi ro nên vấn đề bảo toàn và phát triển vốn đòi hỏi phải đặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh thương mại. Với mục đích an toàn trong kinh doanh thì cần phải đa dạng hoá kinh doanh, phải có chi phí bảo hiểm trong kinh doanh, cân nhắc mặt lợi, mặt hại, có tầm nhìn xa trông rộng . để tránh những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra.

    I.2. Vai trò của việc kinh doanh thương mại.

    Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hoá, vì vậy nó có vị trí trung gian cần thiết giữa sản xuất và tiêu dùng, là tiền đề của sản xuất, là hậu cần của sản xuất và là khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.

    Kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và tiêu dùng xã hội.

    Thứ nhất: Kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tiêu dùng xã hội. Nó cung ứng những vật tư, hàng hoá cần thiết đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng mở rộng đáp ứng yêu cầu cho cả sản xuất và tiêu dùng.

    Kinh doanh thương mại không chỉ cung cấp đầu vào cho sản xuất mà còn làm đầu ra cho sản xuất, làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất một cách hiệu quả hơn dựa vào tính chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá đến người tiêu dùng (sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân trong xã hội). Như vậy chính hoạt động kinh doanh thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, một mặt nó đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng, mặt khác nó phản ánh trở lại người sản xuất những thái độ của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Quan hệ hai chiều này được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...