Tiểu Luận Một số biện pháp dạy học vẽ tranh chân dung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề bài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Nội dung:


    Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển của tranh chân dung.
    Chương II: Thực trạng công tác giảng dạy bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học.
    Chương III: Đề xuất một số biện pháp dạy học bài vẽ tranh chân dung.
    Kết luận:


    Tài liệu tham khảo




    MỞ ĐẦU


    1.Lý do lựa chọn đề tài


    Trải qua hàng trăm thế kỷ tồn tại và phát triển từ trong hang động nguyên thuỷ tới các xu hướng đương đại, các hoạ sĩ đã thể nghiệm rất nhiều lối vẽ với đủ chất liệu thích hợp để làm giàu kho tàng mĩ thuật thế giới.


    Sự phát triển hội hoạ không theo đường thẳng mà thông qua sự lắt léo đặc thù, không thể đồng nhất giữa các cách nhìn khác nhau và thời đại khác nhau. Mối “bất hoà” giữa hội hoạ “hiện thực” và hội hoạ “trừu tượng” thị giác truyền thống sửng sốt trước hình thái sáng tạo nghệ thuật lạ mắt, kỳ quặc.


    Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật luôn mở ra con đường mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại. Cũng như bao loại hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ thưởng ngoạn, mỹ thuật nhiều mỹ cảm manh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình.


    Với bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Mĩ thuật, luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật nói chung và chất lượng học bài vẽ tranh chân dung nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở khối lớp 4 trường tiểu học Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội” nhằm giúp cho các em học sinh vẽ bài tranh chân dung được đẹp hơn và các em thêm yêu môn học.


    2.Mục đích nghiên cứu


    Giống như bao thể loại tranh khác, tranh chân dung cũng có những nét riêng, độc đáo, sự độc đáo của tranh chân dung là ở chỗ ngoài việc biểu đạt một con người cụ thể còn thể hiện được nội tâm và suy nghĩ của con người đó bằng sự cảm nhận của người vẽ và bằng tình cảm của người vẽ nói chung và của học sinh nói riêng.


    Đề xuất một số biện pháp dạy học bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 4. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật nói chung và chất lượng bài vẽ của học sinh trong trường nói riêng.


    Là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật ở lứa tuổi tiểu học tôi cần trau dồi và bổ xung thêm nhiều kiến thức về tranh chân dung để truyền thụ cho các em một cách dễ hiểu nhất. Và thông qua bài học các em học sinh thêm yêu mến với bộ môn nghệ thuật tạo hình.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    3.1 Đối tượng nghiên cứu.
    - Một số biện pháp dạy học vẽ tranh chân dung.
    - Học sinh lớp 4.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu.
    - Nghiên cứu về tranh chân dung của các hoạ sĩ nói chung đặc biệt nghiên cứu tranh chân dung của học sinh tiểu học vẽ.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Thu thập tài liệu.
    - Sưu tầm tranh chân dung của hoạ sĩ và của học sinh tiểu học.
    - Mô tả, phân tích và tổng hợp.
     
Đang tải...