Báo Cáo Một số biện pháp đảm bảo quyền lợi cho các bên trong nhượng quyền thương mại theo pháp luật ở Việt N

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    TÓM TẮT

    Nhượng quyền thương mại có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó
    chính thức bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Nhượng
    quyền thương mại bao gồm 2 hình thức: Nhượng quyền thương mại phân phối và nhượng quyền
    thương mại mô hình. Bài báo này giới thiệu về phương thức nhượng quyền thương mại mô hình,
    tính ưu việt của nó cùng một số vấn đề phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp Việt Nam áp
    dụng phương thức kinh doanh này. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho bên nhận quyền và
    nhượng quyền khi áp dụng phương thức này, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    ABSTRACT
    Franchise means that a party or a company permits another party or company to use its
    sale of goods or services officially in a particular area. Franchise includes two forms: product
    distribution franchise and business format franchise. This essay aims to introduce the method of
    the business format franchise, its superiority and other problems arising in the application of this
    method in the enterprises of Vietnam, and, to propose some several solutions for franchisees and
    franchisors when applying this method, according to the law of Vietnam.
    1. Đặt vấn đề
    Nhượng quyền thương mại mô hình là mối quan hệ hợp đồng mà theo đó bên
    nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền các yếu tố kinh doanh bao gồm quyền
    phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, mô hình kinh doanh, bí quyết
    kinh doanh cùng với sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục về đào tạo nhân viên và các
    chương trình xúc tiến bán hàng. Ngược lại, bên nhượng quyền sẽ trả cho bên nhận quyền
    một khoản phí bao gồm phí nhượng quyền (để được tham gia vào hệ thồng nhượng quyền)
    và phí hoạt động (để vận hành cửa hàng nhượng quyền theo các yếu tố kinh doanh được
    chuyển giao).
    Nhượng quyền thương mại mô hình giúp doanh nghiệp nhượng quyền phát triển thị
    trường mà ít tốn chi phí, có thêm thu nhập đồng thời giúp bên nhận quyền giảm thiểu rủi ro
    khi bắt đầu kinh doanh. Nhờ khả năng giảm rủi ro cho cả hai phía tham gia, phương thức
    kinh doanh đặc biệt phát triển bất chấp biến động của nền kinh tế.
    Tuy nhiên trên thực tế phương thức kinh doanh này cũng phát sinh nhiều vấn đề
    gây thiệt hại cho các bên tham gia. Đề tài này sẽ giới thiệu một số giải pháp dựa trên qui
    trình nhượng quyền để giảm rủi ro, tránh những bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
    tham gia nhượng quyền thương mại mô hình.
    2. Biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bên nhượng quyền
    2.1. Trước khi soạn thảo hợp đồng
    2.1.1. Đánh giá về khả năng nhượng quyền

    Trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp cần đánh giá khả
    năng nhượng quyền của mô hình ự
    thành công của cửa hàng nhượng quyền, khả năng chuyển tải được kiến thức cho bên nhận
    quyền, khả năng có lãi sau khi đầu tư, năng lực quản lý.
    2.1.2. Bảo vệ tài sản trí tuệ
    Trước khi nhượng quyền, doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ trong và
    ngoài
    (slogan), công nghệ, bí mật kinh doanh,
    bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh mới . Nếu khả năng tài chính có giới hạn thì
    doanh nghiệp có thể đăng kí tại một số nước quan trọng và có tiềm năng xuất khẩu trước.
    2.1.3. Nghiên cứu kĩ doanh nghiệp nhận quyền
    Mối quan hệ giữa hai bên trong nhượng quyền thương mại mô hình rất chặt chẽ,
    toàn diện và liên tục. Vì vậy có thể nói đây là hình thức kinh doanh dựa trên niềm tin của
    hai bên tham gia. Muốn vậy doanh nghiệp nhượng quyền phải tìm hiểu kĩ đối tác của mình
    và đưa ra những yêu cầu cụ thể bên cạnh những nguyên tắc chung như :
    - Tin tưởng vào sản phẩm và mô hình kinh doanh
    - Cá tính phù hợp, có tâm huyết với với việc kinh doanh sản phẩm của hệ thống.
    - Có khả năng của người nhận quyền như khả năng giao tiếp, khả năng học hỏi, khả
    năng tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...