Luận Văn Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trườn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong luật giáo dục cũng chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tinh thần nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

    Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 là: “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa ” “ Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt .”.

    Để đạt được mục tiêu trên, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục có vai trò quyết định, giáo dục có vị trí là quốc sách hàng đầu. Trong các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến bồi dưỡng, hình thành con người mới trong thời kỳ mới để phụng sự lý tưởng Chủ nghĩa cộng sản, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Một khi nói đến con người mới tức là con người có đầy đủ cả đức lẫn tài. Ông cha ta có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn ” tức con người phải học lễ nghĩa đạo đức trước rồi tiếp đến là cùng lĩnh hội tri thức, Bác Hồ của chúng ta đã dạy đạo đức là cái gốc của con người. Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường học có vị trí rất quan trọng, vì đây là môi trường tốt nhất để học sinh hình thành và phát triển nhân cách, để sau này trở thành một công dân tốt cho xã hội.

    Thực hiện nhiệm vụ trên, cùng với các trường trong toàn ngành, trường THCS Ngô Quyển chúng tôi song song với việc giảng dạy tri thức là giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng chất lượng hàng năm vẫn còn thấp, có nhiều học sinh có những biểu hiện sai phạm trong nhận thức, trong hành vi, có học sinh chưa chấp hành tốt nội quy trường, lớp, gây gổ đánh nhau, ý thức vệ sinh còn kém; đặc biệt là ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường chưa tốt. Các vấn đề liên quan đến giáo dục, đạo đức cho học sinh chưa được nhà trường thực hiện một cách đầy đủ, đúng mức và phù hợp với đặc điểm của nhà trường và học sinh. Là một trong những người đang làm công tác giảng dạy và quản lý giáo dục, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và suy nghỉ về vấn đề này để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đạo đức học sinh nhà trường. Cho nên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông ” . Kết quả của đề tài có lẽ còn ở mức độ nhất định, nhưng chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tại trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...