Thạc Sĩ Một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU LẠI
    NHÂN SỰ 4
    1.1. Tổng quan về nhân sự 4
    1.1.1. Cái khái niệm về nhân sự và quản trị nhân sự 4
    1.1.2. Đối tượng của quản trị nguồn nhân lực . 5
    1.1.3. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực . 5
    1.1.4. Vai trò và chức năng của quản trị nguồn nhân lực . 6
    1.1.5.Nội dung của quản trị nguồn nhân lực . 9
    1.2. Cơ cấu lại nhân sự 17
    1.2.1. Cơ cấu lại là gì? . 17
    1.2.2. Nguyên nhân phải cơ cấu lại nhân sự? 18
    1.2.3. Nội dung của quá trình cơ cấu lại nhân sự 22
    1.2.4. Giải pháp cơ cấu lại nhân sự . 27
    PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HẢI
    PHÒNG. 29
    2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi
    nhánh Hải Phòng. 29
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 29
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sacombank Hải Phòng 34
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Hải Phòng 34
    2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank–Chi nhánh Hải Phòng
    . 40
    2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Sacombank–Chi nhánh Hải Phòng
    . 48 2.2. Thực trạng sử dụng – quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại
    cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng 50
    2.2.1. Đặc điểm lao động và tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng 50
    2.2.2. Công tác hoạch địnhnguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần
    Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng. 60
    2.2.3. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực 61
    2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 63
    2.2.5. Công tác đánh giá thành tích thực hiện công việc 65
    2.2.6. Công tác trả lương, thưởng cho người lao động . 66
    2.2.7. Chế độ đãi ngộ và phúc lợi 74
    2.2.8. Đánh giá chung về công tác nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần
    Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng . 77
    PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ CẤU LẠI NHÂN SỰ TẠI NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI
    NHÁNH HẢI PHÒNG 78
    3.1. Phương hướng và nhiệm vụ trong những năm tới tại Ngân hàng thương
    mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng 78
    3.2. Dự báo nhu cầu nhân sự năm 2013 79
    3.3. Một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần
    Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng. 80
    3.3.1. Cắt giảm lao động dư thừa, luân chuyển và bố trí sắp xếp lại nhân sự. . 81
    3.3.2. Đào tạo nguồn nhân sự phù hợp với vị trí công tác. . 84
    3.3.3. Nâng cao chất lượng của hoạt động tuyển dụng . 88
    KẾT LUẬN 91
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá
    trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, những yếu tố cạnh tranh truyền thống của
    doanh nghiệp như vốn, công nghệ, giá thành đã dần trở nên bão hòa không còn
    mang tính quyết định nữa. Thay vào đó, một nguồn lực mới một yếu tố cạnh
    tranh mới mang tính quyết định đối với sự thành công của các doanh nghiệp, đó
    chính là con người – nhân lực.
    Giống như lời của Jim Kyer – Giám đốc chịu trách nhiệm về nhân sự của
    tập đoàn Coopers đã nói : “ Các Công ty ngày nay hơn nhau hay không là do
    trình độ, phẩm chất và sự gắn bó của công nhân viên đối với Công ty nghĩa là
    các nhà quản trị tài nguyên nhân sự phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị
    tài nguyên nhân sự một cách có hiệu quả”. Xét đến cùng thì nhân lực chính là
    tác nhân tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, cũng như đảm nhận vai trò
    lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thực hiện các chỉ tiêu nhằm nâng
    cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp vốn và công nghệ có
    thể huy động được nhưng để xây dựng được đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tận tâm,
    có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thi rất phức tạp và tốn kém nhiều
    hơn. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
    mỗi Công ty cần phải thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực nhằm tăng cường
    và phát huy khả năng đáp ứng của nhân lực qua tất cả các giai đoạn phát triển
    của doanh nghiệp.
    Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
    Tín, em nhận thấy công tác quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng còn nhiều
    vấn đề, cụ thể như:
    - Công tác hoạch định nguồn nhân lực vẫn chưa phù hợp với nhu cầu hoạt
    động kinh doanh của Ngân hàng. Tình hình bố trí sắp xếp nhân sự tại các
    phòng/ban, chức năng vẫn chưa được hợp lý.
    - Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được chú trọng
    đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của Ngân hàng.
    - Đặc biệt, vào ngày 29/01/2013 Sacombank và Eximbank đã kí kết thỏa
    thuận hợp tác chiến lược trong đó hai bên thống nhất hỗ trợ nhau trong vấn đề
    2
    nhân sự, đào, cơ cấu lại nhân sự trong Ngân hàng và tiến tới hợp nhất/sáp nhập
    trong vòng từ 3 đến 5 năm tới.
    Xuất phát từ vai trò và thực trạng của công tác quản trị nhân lực ở nước ta
    hiện nay nói chung và ở mỗi Ngân hàng nói riêng. Em quyết định chọn đề tài:
    “Một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
    Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu khoa học
    của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cơ cấu lại nguồn nhân lực trong tổ
    chức; đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp.
    Phân tích và đánh giá thực trạng nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ
    phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng. Nêu bật những yêu điểm và
    hạn chế về nhân lực của Ngân hàng.
    Từ đó, đề xuất ra một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự để nâng cao hiệu quả
    sử dụng nguồn nhân lực cũng như năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương
    mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng trong thời kỳ phát
    triển và hội nhập.
    3. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
    Phương pháp điều tra
    Phương pháp tổng hợp, phân tích
    Phương pháp thống kê.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu về công tác sử dụng và quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng
    thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin về thực trạng công tác sử
    dụng và quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
    Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là cơ sở để sinh viên tham khảo,
    nghiên cứu và học tập.
    3
    Các biện pháp cơ cấu lại nhân sự không chỉ có thể được ứng dụng tại Ngân
    hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng mà còn
    có thể được ứng dụng tại một số Ngân hàng khác.
    7. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần:
    Phần I : Cơ sở lý luận chung về nhân sự và cơ cấu lại nhân sự
    Phần II : Thực trạng về công tác nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
    Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng
    Phần III : Một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ
    phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng.
     
Đang tải...