Luận Văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH phát triển công nghệ châu Âu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đó là sự đổi mới về tư duy và trước hết là tư duy kinh tế. Trước sau trong thời kỳ bao cấp việc sản xuất ra cái gì, số lượng bao nhiêu và sản xuất cho ai là do Nhà nước quyết định thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Hàng hoá sản xuất ra chỉ có bảo đảm chất lượng hay không cuối cùng cũng được tiêu thụ hết, khi đó không có cạnh tranh.
    Chuyển sang nền kinh tế thị trường là chúng ta đã thừa nhận thị trường cùng các quy luật đặc thù của nó: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động để thích nghi với cơ chế thị trường, đứng vững trong cạnh tranh. Muốn tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả các doanh nghiệp phải có đủ khả năng để cạnh tranh. Sự bùng nổ ra hàng loạt của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đồng thời với sự có mặt của các công ty Nhà nước trên thị trường Việt Nam càng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một con đường đi tốt nhất hay chính là tìm các giải pháp tốt nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Hoà đồng với xu thế chung Công ty TNHH phát triễn công nghệ châu Âu tuy mới được thành lập nhưng đã phải cạnh tranh với các công ty sản xuất rượu vang có bề dày kinh nghiệm , có tiềm lực về tài chính ,về nhân lực . lớn . Sau Đại hội Đảng VI đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc, một nền kinh tế tập trung bao cấp bị xoá bỏ thay thế vào đó là một nền kinh tế thị trường đầy hứa hẹn, nhiều tiềm năng và cơ hội nhưng cũng rất nhiều nguy cơ đe doạ. Thêm vào đó sau khi chủ trương đổi mới có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất rươu vang và nước giải khát được thành lập tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt.
    Trước tình hình đó công ty chủ trương tìm hướng đi thích hợp, đồng thời cũng đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh để vững bước phát triển trong nền kinh tế thị trường.
    Xuất phát từ những vấn đề trên và cũng qua quá trình nghiên cứu và thực tập tại công ty, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã thu thập được trong quá trình học tập tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Đỗ Văn Lư em đã chọn và nghiên cứu chuyên đề “Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH phát triển công nghệ châu Âu
    Nội dung chuyên đề gồm 3 phần
    .PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN II : NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: Một số đặc điểm kinh tế –kỹ thuật chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Công ty.
    CHƯƠNGII: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Công tyTNHH phát triển công nghệ châu Âu
    Contents
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    .PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU 2
    CHƯƠNG I. 3
    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHÂU ÂU 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
    PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHÂU ÂU 24
    I. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1 1.Nhận thức cơ bản về thị trường. 24
    1.1. Khái niệm về thị trường. 24
    1.2. Vai trò của thị trường. 24
    1.3. Chức năng của thị trường. 25
    1.4. Các quy luật kinh tế thị trường: 26
    1.5. Cơ chế thị trường: 27
    2. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 28
    2.1. Khái niệm cạnh tranh: 28
    2.2. Đối với doanh nghiệp. 29
    1.2 Chất lượng mặt hàng kinh doanh. 30
    1.3. Giá bán. 31
    Chính sách giá của công ty. 32
    .1.4. Công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm. 33
    1.4.1. Mở rộng thị trường. 33
    1.4.2 Việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối. 33
    1.5. Dịch vụ sau bán hàng. 34
    1. Ưu điểm: 37
    2. Hạn chế. 37
    3. Nguyên nhân. 38
    II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔN NGHỆ CHÂU ÂU 1. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. 39
    2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng. 39
    3. Mở rộng thị trường. 40
    4. Nâng cao chất lượng của dịch vụ sau bán hàng. 41
    5. Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...