Chuyên Đề Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]Lời mở đầu
    Cũng như nghề nuôi ong của các nước trên thế giới, nghề nuôi ong Việt Nam cũng có từ lâu đời, ngay từ thế kỷ thứ 8 thượng thủ bộ lãi phụ trách về nông nghiệp Phạm - Lê đã viết cuốn hướng dẫn nuôi ong đầu tiên, trải qua một thời kỳ dài do trình độ tổ chức nuôi ong chưa phát triển, chủ yếu nuôi ong theo lối cổ truyền bằng “Đỏ ong” nên năng suất thấp.
    Bước vào những năm của thập kỷ 60, ở miền Bắc, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia Trung Quốc, phương pháp nuôi ong cổ truyền đã được thay thế bởi nuôi ong tiên tiến trên tổ ong nhiều tầng kế có khung cầu di động, năng suất cao hơn nhiều so với phương pháp cũ.
    ở Miền Nam vào những năm 1970, các giống ong ngoại cũng đã được nhập vào Việt Nam, song do trải qua một thời kỳ chiến tranh lâu dài và ác liệt, việc tổ chức phát triển ngành ong gặp nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất chế biến chưa đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm ong cũng như xuất khẩu sản phẩm ong chưa được chú trọng.
    Sau ngày miền Nam giải phóng, cả nước thống nhất chúng ta có nhiều điều kiện để tổ chức và phát triển ngành ong, đặc biệt là từ năm 1989, khi cả nước chuyển đổi cơ chế kinh tế từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động và chi phối nhiều mặt của cơ chế thị trường, quan hệ quốc tế của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới được mở rộng, ảnh hưởng của thị trường nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta ngày càng trở nên quan trọng.
    Trước bối cảnh chung của cơ chế thị trường, ngành ong nói chung và Công ty ong Trung ương nói riêng bước đầu cũng có những khó khăn nhất định, nhưng dần dần đã đứng vững và có chiều hướng phát triển tốt. Công ty ong TW đã vươn lên trở thành đơn vị trụ cột của ngành ong, việc tổ chức sản xuất từ khâu nuôi ong đến khâu khai thác sản xuất chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm ong ngày càng được hoàn thiện. Quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng được mở rộng. Sản lượng tiêu thụ xuất khẩu mật ong ngày càng tăng. Việc xuất khẩu mật đã mang lại nguồn lợi đáng kể cho công ty cũng như người nuôi ong, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, giúp cho nhiều hộ nông dân làm giàu bằng nghề nuôi ong.
    Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thì bất kỳ một ngành sản xuất hàng hoá nào cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải được nghiên cứu, giải quyết cả trên tầm vĩ mô và vi mô. Chẳng hạn, đối với việc xuất khẩu sản phẩm ong, thể hiện ở các chính sách khuyến khích sản xuất; vấn đề đầu tư và cơ cấu đầu tư, vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề thị trường và giá cả xuất khẩu, vấn đề tổ chức sản xuất, thu mua chế biến sản phẩm, vấn đề đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị; vấn đề cải tiến mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh sản phẩm ong v.v .
    Đang là những vấn đề được nhiều người quan tâm giải quyết. Bên cạnh những nghiên cứu có tính chất kỹ thuật và công nghệ nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc phân tích đánh giá một cách tỷ mỉ về thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm ong, rút ra những ưu nhược điểm, những nguyên nhân khách quan và chủ quan tìm ra các giải pháp hữu hiệu để không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong đang là vấn đề cấp bách và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
    Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương”, làm đề tài bài viết.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 phần:
    Phần I - Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh nghiệp
    hoạt động trong cơ chế thị trường.
    Phần II - Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm ong và
    công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW
    giai đoạn vừa qua.
    Phần III - Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy mạnh
    công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW.
    Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, bài viết của em chắc chắn không thể đầy đủ và hoàn thiện được. Rất mong được thầy giáo, các cô chú chỉ dẫn và góp ý. Hy vọng rằng những biện pháp em nêu ra phần nào sẽ có tác dụng nhất định đối với quá trình sản xuất và chế biến xuất khẩu sản phẩm của Công ty.
    mục lục
    Lời mở đầu 1
    Phần I - Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh
    nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. 3

    I-/ Quan điểm cơ bản về công tác xuất khẩu sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3
    1-/ Thực chất của công tác xuất khẩu. 3
    2-/ Vai trò của công tác xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3
    II-/ Mục đích, nguyên tắc và điều kiện xuất khẩu. 8
    1-/ Mục đích. 8
    2-/ Nguyên tắc. 9
    3-/ Điều kiện. 9
    IV-/ Nội dung chủ yếu của công tác xuất khẩu sản phẩm ở doanh nghiệp. 12
    1-/ Nghiên cứu thị trường. 12
    2-/ Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu 17
    3-/ Các bước giao dịch và đàm phán. 18
    4-/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu. 21
    5-/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 22
    Phần II - Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm
    ong và công tác xuất khẩu sản phẩm ong của công
    ty ong TW (giai đoạn 1996 - 2001) 27

    I-/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty ong TW. 27
    1-/ Thời kỳ nghiên cứu thằm dò (1960 - 1968). 27
    2-/ Thời kỳ mở rộng và phát triển (1969 - 1974) 28
    3-/ Thời kỳ suy thoái vì bệnh (1975 - 1977). 28
    4-/ Thời kỳ củng cố và phát triển (1978 - 1989) 28
    5-/ Thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế (1990 đến nay) 30
    II-/ Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xuất khẩu nói riêng ở công ty ong TW. 31
    1-/ Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. 31
    2-/ Tình hình cung ứng vật tư cho sản xuất. 32
    3-/ Bộ máy tổ chức lao động của Công ty. 32
    4./ Tình hình vốn của Công ty. 36
    III-/ Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình xuất khẩu ong của Công ty ong TW (giai đoạn 1996 - 2001). 37
    1-/ Tình hình sản xuất - chế biến sản phẩm ong (1996 - 2001). 37
    2-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ong (1996 - 2001). 38
    3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW. 39
    4-/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ong TW 1999 - 2001 49
    5-/ Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình xuất khẩu sản phẩm ong của công ty ong TW. 50
    Phần III - Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác
    xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong trung
    ương 56

    I-/ Phương hướng chung về hoạt động xuất khẩu đến năm 2005 56
    1-/ Về sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu 56
    2-/ Thị trường Xuất khẩu 57
    3-/ Về loại hình sản phẩm xuất khẩu 58
    II-/ Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong trung ương 58
    1-/ Biện pháp thứ nhất: 58
    2-/ Biện pháp thứ hai: 60
    3-/ Biện pháp thứ ba: 71
    4-/ Biện pháp thứ tư: 72
    5-/ Biện pháp thứ năm: 72
    II-/ Một số kiến nghị. 75
    kết luận 76
    Tài liệu tham khảo 77

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...