Luận Văn Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Từ lâu trên thế giới, trong kinh doanh đã có một phương châm: business is business - kinh doanh là kinh doanh - ngụ ý là: trong kinh doanh không có chỗ cho tình cảm, kinh doanh là cạnh tranh gay gắt, không nể nang, không khoan nhượng, . Phương châm này gần như đã lột tả hết tính chất quyết liệt của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do đó, một doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp ngoài việc phải luôn luôn thay đổi, còn phải tìm mọi biện pháp để có thể thích ứng được với sự cạnh tranh trên thị trường. Từ đó một trong những biện pháp có thể giúp doanh nghiệp đạt được điều này là luôn luôn tìm cách củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
    ở nước ta, sau hơn mười năm chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, sự cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó bắt buộc tất cả các doanh nghiệp Việt Nam phải ra sức nghiên cứu, tìm tòi một hướng đi (phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp) có thể giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên do mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình tìm hướng đi cho doanh nghiệp mình.
    Xuất phát từ các nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng” nhằm mục đích: từ những lý thuyết mới, từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra một số biện pháp và phương hướng giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tồn tại và phát triển thông qua việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, trong luận văn dựa vào lý thuyết kết hợp với thực tiễn tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn quá trình củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty.
    Do nội dung của đề tài hết sức rộng về cả lý thuyết lẫn thực tế nên trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp tôi chỉ xin đề cập những nội dung chính, được chia thành ba chương như sau:
    Chương I: Lý luận chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Chương II: Thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường tại công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng.



    MụC LụC
    Lời nói đầu 1
    Chương I
    Lý luận chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 3

    I. Đại cương về kinh tế thị trường. 3
    1.Khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường. 3
    1.1 Khái niệm về thị trường. 3
    1.2.Vai trò và chức năng của thị trường. 4
    2.Các quy luật của thị trường và cơ chế thị trường. 7
    2.1.Các quy luật của thị trường. 7
    2.2.Cơ chế thị trường 8
    3.Phân loại thị trường và phân khúc thị trường. 9
    3.1.Phân loại thị trường. 9
    3.2.Phân khúc thị trường. 10
    II. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 11
    1.Khái niệm về môi trường kinh doanh. 11
    1.1Khái niệm về môi trường kinh doanh. 11
    1.2.Các nhân tố trong môi trường kinh doanh. 12
    2.Phân tích các nhân tố trong môi trường kinh doanh. 14
    2.1.Môi trường kinh tế quốc dân trong nước bao gồm các yếu tố. 14
    2.2.Các nhân tố trong môi trường cạnh tranh nội bộ ngành. 16
    III. Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường và tăng cường khả năng phát triển của doanh nghiệp. 18
    1.Khái niệm và vai trò của việc mở rộng thị trường. 18
    1.1. Khái niệm và vai trò. 18
    1.2. Một số yêu cầu trong quá trình mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 19
    2.Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 21
    2.1 Chỉ tiêu mức sản lượng bán ra. 21
    2.2 Chỉ tiêu mức tăng doanh số. 21
    2.3 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp. 21
    3. Một số biện pháp mở rộng thị trường và tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp 22
    3.1. Một số phương hướng nhằm đẩy mạnh khả năng phát triển của doanh nghiệp. 22
    3.2. Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 26
    Chương II
    Thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 30

    I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 30
    II. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và phát triển thị trường của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 33
    1. Những yếu tố bên ngoài của công ty. 33
    1.1. Những quy định của nhà nước và của Tổng công ty xi măng Việt nam 33
    1.2.Những yếu tố về cạnh tranh. 36
    2. Những yếu tố bên trong công ty. 40
    2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình tiêu thụ. 40
    2.2.Các yếu tố liên quan đến sản phẩm. 46
    III. thực trạng quá trình củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong những năm qua. 48
    1.Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng qua hai thời kỳ thay đổi cơ cấu tổ chức. 48
    1.1 Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong giai đoạn từ 1/8/1998 cho đến ngày 31/5/2001. 49
    1.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong giai đoạn từ 1/6/2001 cho đến nay. 53
    2. Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩmcủa công ty 3 năm 1998- 2001 theo loại xi măng. 55
    3. Kết quả và những tồn tại trong công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 57
    Chương III
    Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 61

    I. Những giải pháp đối với công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 61
    1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. 61
    2. Tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải bốc dỡ cũng như hệ thống kho tàng, cửa hàng và cửa hàng đại lý của công ty nhằm giảm tối đa chi phí thương mại. 63
    3. Thực hiện các liên doanh, liên kết nhằm tăng cường khả năng phục vụ của doanh nghiệp. 66
    II. Một số kiến nghị với nhà nước và tổng công ty xi măng Việt Nam. 68
    1. Kiến nghị về chính sách thương mại dành cho tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng. 68
    2. Kiến nghị về cơ chế giá dành cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng. 69
    3. Kiến nghị về tình trạng cạnh tranh trên thị trường xi măng hiện nay. 70
    Kết luận 72
    Tài liệu tham khảo 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...