Luận Văn Một số biện pháp cơ bản chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp cơ bản chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học


    MỤC LỤC
    Phần I - Mở đầu 1
    I-/ Lý do chọn đề tài 1
    II-/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    2.1-/ Mục đích: 3
    2.2-/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
    III-/ Phạm vi nghiên cứu. 3
    IV-/ Phương pháp nghiên cứu 3
    4.1-/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 3
    4.2-/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3
    V-/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
    5.1-/ Khách thể 4
    5.2-/ Đối tượng nghiên cứu. 4
    Phần II - Nội dung 5
    Chương I - Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 5
    I-/ Bậc tiểu học, nhà trường tiểu học. 5
    1.1. Vị trí tầm quan trọng của giáo dục tiểu học. 5
    1.2. Mục tiêu của bậc tiểu học: 6
    II-/ Trường tiểu học: 6
    2.1. Vị trí chức năng của trường tiểu học: 6
    2.2. Nhiệm vụ của trường tiểu học: 7
    2.3. Hiệu trưởng trường tiểu học: 7
    2.4. Người giáo viên tiểu học 8
    2.5. Những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 9
    2.6. Học sinh tiểu học. 10
    Chương II - Thực trạng chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở các
    trường tiểu học: số 2 Hoàn Lão, Hải trạch, số 2 thanh
    trạch thuộc huyện Bố trạch - Tỉnh quảng bình. 12
    I-/ Tình hình chung của nhà trường. 12
    1-/ Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, văn hoá nơi các trường đóng. 12
    2-/ Tình hình chung của ba trường tiểu học trên. 13
    II-/ Thực trạng về việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở ba trường tiểu học trên. 14
    1-/ Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: 14
    2-/ Trường tiểu học Hải Trạch. 15
    3-/ Trường tiểu học số 2 Thanh Trạch. 15
    chương III - Một số biện pháp cơ bản chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm
    công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 19
    I-/ Nhận thức của hiệu trưởng. 19
    II-/ Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 20
    Phần iii - kết luận và đề xuất 35
    1-/ Kết luận: 35
    2-/ Đề xuất: 36

    MỞ ĐẦU
    I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Đất nước ta đang tích cực tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Giáo dục - Đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước.
    Trên đà đổi mới đó, hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khoá VII Đảng CSVN đã quyết định đưa nước ta tiến vào một thời kỳ phát triển theo hướng CNH, HĐH. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới này Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng nhân tố con người. Không phải đến bây giờ mà ngay từ buổi đầu cuộc cách mạng Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặc biệt chú trọng đến công việc đổi mới con người coi đó là cơ sở là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết TW2 khoá 8 lại một lần nữa Đảng ta khẳng định “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ rằng đường lối phát triển đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là đúng đắn.
    Như vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội mà nòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị quyết TW2 khoá VIII). Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để tạo ra những con người có tài năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng.
    Muốn có một nền giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, cơ sở này chính là hệ thống giáo dục tiểu học. Không có một hệ thống giáo dục tiểu học vững chắc, không thể có một hệ thống giáo dục quốc dân lành mạnh. Muốn có một hệ thống quốc dân lành mạnh thì phải chú ý tới việc rèn luyện đạo đức, nhân cách học sinh tiểu học bởi vì bậc tiểu học có vị trí trọng yếu là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN, cho mục tiêu giáo dục tiểu học. Vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học là một bộ phận rất quan trọng. Khác với các bậc học khác, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của mỗi người giáo viên tiểu học. Bởi vì mỗi người giáo viên đảm nhiệm một lớp vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm luôn ở lớp đó. Vì vậy vai trò phụ trách lớp ở tiểu học rất to lớn, nó quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh của một lớp, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình và là một thành phần rất quan trọng trong mạng lưới thông tin của nhà trường. Những tin này giúp cho người quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở để người quản lý ra được những quyết định đúng đắn và chính xác.
    Nhà trường hiện nay đang tự phấn đấu vươn lên để giảm những tác động tích cực từ bên ngoài vào nhà trường trong đó có tệ nạn ma tuý. Mỗi nhà trường cần phải xây dựng để thực sự là trung tâm văn hoá, là nơi giáo dục và đạo tạo thế hệ trẻ. Muốn vậy việc xây dựng và quản lý một đội ngũ giáo viên phụ trách lớp có năng lực tổ chức, có nghiệp vụ sư phạm và say mê với công việc là việc làm cần thiết cho các nhà quản lý trường học bởi họ chính là thành phần chủ đạo của nhà trường. Thực tế cho thấy rằng ở nơi nào, lớp nào,giáo viên phụ trách lớp có năng lực, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm rất cao thì ở đó sẽ có chất lượng giáo dục tốt.
     
Đang tải...