Tiểu Luận Một số biện pháp chỉ đạo và phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu của hiệu trưởng trường THCS Lê T

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Phần mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu giáo dục nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là: “ Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí- đào tạo nhân lực, bồi dưỡng người tài, đào tạo nên những con người có kiến thức, có văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước”.
    (Trích văn kiện hội nghị TW khoá 7 - Đảng CSVN)
    Cả ba mục tiêu: “Nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực – bồi dưỡng nhân tài” đều phải cần đến chất lượng giáo dục đào tạo chung của hệ thống giáo dục quốc dân, trên mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật, khoa học nhân văn vừa tạo điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ thế giới, vừa trở tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, vừa nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng một xã hội vững mạnh, đất nước phồn vinh. Đó là mục tiêu cao cả và lý tưởng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, nhân dân ta đã và đang quyết tâm phấn đấu.
    Đại hội Đảng lần thứ 8 cũng nêu rõ: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước” mà muốn có nguồn lực con người thì con đường duy nhất là phải thông qua con đường giáo dục- đào tạo. Giáo dục đào tạo, giữ vai trò trọng yếu cho sự phát triển quốc gia.
    Ngày nay các quốc gia trên thế giới đều coi trọng sự phát triển con người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội, muốn thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước thì phải nâng cao trình độ con người. Hiện nay Đảng ta đã và đang xây dựng chiến lược cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát huy tài năng cho thập niên đầu của thế kỷ XXI.
    Bước vào thế kỷ XXI cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ phát triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam. Trong xu thế mở cửa, trong tình hình khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão làm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hoá ngày càng cao. Làm thế nào để chúng ta có đủ khả năng cạnh tranh và tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong hoàn cảnh đất nước phát triển mạnh mẽ.
    Vấn đề ai cũng thấy rõ là phải bắt đầu từ giáo dục đào tạo, đồng thời phải có một bộ phận giáo dục đào tạo chất lượng, quy mô nhỏ ưu tiên về nguồn lực và điều kiện chỉ đạo, quản lý nên hạt nhân về chất lượng của hệ thống và tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước trong cạnh tranh quốc tế.Từ việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tàI trong đó bồi dưỡng nhân tàI là yếu tố rất quan trọng.
    Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo Thanh Hoá đã chú trọng đặc biệt tới giáo dục đào tạo, đã tạo ra những bước chuyển biến mới về chất theo hướng tiếp cận với trình độ tiêu biểu của khu vực trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn. Công tác tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được chú trọng và duy trì.
    Từ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển, bồi dưỡng học sinh năng khiếu như vậy, nhiều năm qua nhiều nhà trường đã tìm tòi xác định hướng đi, thí nghiệm những biện pháp tổ chức quản lý, bồi dưỡng học sinh năng khiếu của nhà trường. Vì vậy kết quả học sinh giỏi ngày càng tăng.
    Là một cán bộ quản lý trường học trong quá trình công tác qua học tập và thực tiễn, tôi nhận thấy sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác chỉ đạo, phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Với mong muốn đóng góp công sức, sự hiểu biết của mình về lĩnh vực này nên tôi đã chọn đề tài “một số biện pháp chỉ đạo công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường THCS Lê Thánh Tông” để nghiên cứu thực tế và tìm biện pháp khả thi trong công tác chỉ đạo chuyên môn ở nhà trường THCS nói chung, công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu nói riêng. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
    II. Mục đích yêu cầu của đề tài:
    Bổ xung hoàn thiện các biện pháp chỉ đạo tuyển chọn, phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường THCS.
    III. Nhiệm vụ cuả đề tài:
    Để làm được đề tài phải nghiên cứu:
    - Cơ sở lý luận của công tác chọn bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
    - Thực trạng chất lượng học sinh và công tác tuyển chọn bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường THCS Lê Thánh Tông Thọ Xuân.
    - Đề xuất một số biện pháp phát hiện tuyển chọn bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường THCS Lê Thánh Tông
    IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Một số biện pháp chỉ đạo và phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu của hiệu trưởng trường THCS Lê Thánh Tông Thọ Xuân Thanh Hóa.
    V. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm.
    Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...