Luận Văn Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    1 . Lý do chọn đề tài.
    Thế kỷ XXI khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Theo dự báo của các nhà tương lai học thì thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người. ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ, thích ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
    Nghị quyết TƯ IV khoáVII (1/1993) đã nhấn mạnh: "Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo"
    Nghị quyết TƯ II Khoá VIII cũng xác định: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, và XHCN. Có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn".
    Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống".
    Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định:
    “ Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006)
    Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu :
    “ Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ”.
    (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000)
    Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã nêu rõ: "Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trường học đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp". "Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục-đào tạo, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm giữa ngành và cấp; lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm".
    Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Chiêm Hoá lần thứ XIX đã nêu rõ: " Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục . Nâng cao một bước rõ rệt hơn về chất lượng GD&ĐT theo hướng phát huy tốt nhất năng lực trí tuệ của HS. Phấn đấu hàng năm có 35% giáo viên đạt khá, giỏi ".
    Hiện nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu .
    Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoái giờ lên lớp còn là 1 hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.
    Hiện nay hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cấu đa dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
    Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THPT. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tạn mạn, mang tính hình thức đã dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế.
    Năm thứ hai thực hiện theo chương trình phân ban kết hợp với học tự chọn theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT Hoà Phú đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Tuy vậy trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, tồn tại.
    Xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan như đã trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú-Chiêm Hoá-Tuyên Quang" làm đề tài tiểu luận cuối khoá của mình. Qua đề tài bản thân mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được đề ra.

    2. Mục đích nghiên cứu.
    Thông qua đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Một số hoạt động bổ ích bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trên lớp và rèn luyện đạo đức học sinh trong nhà trường.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    3.1. Qua đề tài xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang.

    3.2. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang.

    3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang.

    4. Đối tượng nghiên cứu.
    Tập trung nghiên cứu vào công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

    5. Phạm vi nghiên cứu.
    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, là một trường THPT ở miền núi phía bắc của tổ quốc.

    6. Phương pháp nghiên cứu.

    6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
    - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT như: Luật giấo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị năm học; Các văn bản của Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT.
    - Nghiên cứu Giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT.

    6.2- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cá nhân tại đơn vị trong hai năm học 2005-2006 và 2006-2007; trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên Khoá 53 của Học viện quản lý GD&ĐT.
    6.3- Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, lập bảng biểu, thống kê.


    Mục lục
    Nội dung
    Trang
    Phần mở đầu
    1
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Đối tượng nghiên cứu
    5. Phạm vi nghiên cứu
    6. Phương pháp nghiên cứu
    1
    3
    3
    4
    4
    4
    Phần nội dung
    5
    I. Cơ sở khoa học
    5
    1. Cơ sở lý luận
    2. Cơ sở pháp lý
    5
    5

    Khái niệm
    Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Tính chất hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    5
    5
    6
    6
    9
    3. Cơ sở thực tiễn
    10
    II. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú
    12
    1. Một số đặc điểm tình hình của trường THPT Hoà Phú
    12

    Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn trường đóng
    Một số đặc điểm chung của nhà trường
    12
    12
    2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
    13

    Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường năm học 2006-2007
    Những kết quả bước đầu về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
    Những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Một số vấn đề đặt ra trong cồng tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
    13

    17


    17

    19
    III. Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà phú - tuyên quang
    20
    1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    20

    Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên
    Đối với Hiệu trưởng nhà trường
    Đối với học sinh và cha mẹ học sinh
    Đối với các lực lượng ngoài xã hội
    20
    20
    20
    20
    2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
    21

    Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Việt Nam và tình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch
    Xây dựng kế hoạch
    21
    3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    25

    Thành lập ban chỉ đạo
    Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
    Chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp
    25
    26
    27
    4. làm tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    27

    Định hướng hoạt động
    Cách tiến hành kiểm tra
    Đánh giá tổng kết thi đua
    27
    27
    28
    5. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
    6. Xây dựng điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    28

    28
    phần kết luận và kiến nghị
    30
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị
    30
    31

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
    Đối với địa phương
    Đối với đơn vị trường
    31
    31
    31
    32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...