Luận Văn Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho cán bộ quản lý, giáo viên trư

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
    Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói). Phát triển ngôn ngữ ở tuổi mẫu giáo là nói mạch lạc. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, cô giáo kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất.
    Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non cơ bản đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo song Hải Dương vốn là vùng đất bị ảnh hưởng từ bao đời nay lối phát âm lệch chuẩn N/L đã gây tác động không nhỏ đến vẻ đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt nói chung và vẻ đẹp của con người Hải Dương nói riêng. Để tháo gỡ được vấn đề này là việc làm không dễ vì về chủ quan, những hiểu biết về ngữ âm của nhiều người, nhiều giáo viên và học sinh còn rất hạn chế. Về khách quan, đó là sức ỳ của những thói quen sinh hoạt trong phát âm, những vấn đề thuộc về tâm lý của người địa phương, sự thiếu quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của cán bộ quản lý các nhà trường nên ngay từ khi Bé đến trường đã không được rèn luyện một cách bài bản, có hệ thống nên dẫn tới nói ngọng.
    Bản chất của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Riêng với trường hợp ngọng hai phụ âm l - n vì phạm vi quá hẹp, sự đối lập lớn nên hầu hết mọi người đều nhận thấy sự lệch chuẩn này. Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể sửa được. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn. Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng nguy hiểm vì ngữ âm biến đổi sẽ làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng “ngọng”, sai chính tả.
    Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến trẻ không nhận ra mình nói sai. Đến cấp học mầm non, các cô giáo chỉ chú ý nhiều đến vui chơi múa hát, chưa chú trọng nhiều sửa giúp các em. Nếu uốn trẻ ngay từ cấp học mầm non thì dễ hơn, càng để lớp cao càng dễ hỏng. Chúng ta không thể viện cớ môi trường nhiều người nói ngọng mà không sửa hết mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, thậm chí nhiều em phải đổi nghề, đổi hướng đi sau này vì lỗi địa phương tưởng như vô tội này .
    Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ vai trò của các nhà trường trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: “Đúng vậy, trường học, nhất là các trường phổ thông, nói chung các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới, XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách”.
    Là người làm quản lý giáo dục rất nhiều năm, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề phát âm chuẩn xác, với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời với sự tâm huyết miệt mài với công việc của mình, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non”. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc rèn phát âm chuẩn phụ âm đầu L/N cho các trường mầm non để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập.
     
Đang tải...