Tiểu Luận Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao đạo đức học sinh Trường THPT Vân Nham - Hữu Lũng - Lạng Sơn (

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1.Lý do lựa chọn đề tài: . 4
    2.Mục đích nghiên cứu 5
    3. Đối tượng nghiên cứu: 5
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu: . 5
    5. Phương pháp nghiên cứu : . 5
    PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT . 7
    1.1. Cơ sở lý luận về đạo đức và giáo dục đạo đức . 7
    1.1.1 Khái niệm về đạo đức . 7
    1.1.2.Về vấn đề giáo dục đạo đức: 8
    1.2 Cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT . 11
    1.3.Cơ sở thực tiễn: . 13
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÂN NHAM- HỮU LŨNG - LẠNG SƠN . 14
    2.1. Đặc điểm chung nhà trường . 14
    2.1.1.Tình hình kinh tế - xã hội địa phương 14
    2.1.2.Tình hình Trường THPT Vân Nham 14
    2.2.Thực trạng việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Vân Nham – Hữu Lũng - Lạng Sơn 15
    2.2.3.Nguyên nhân: . 19
    2.3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng đạo đức học sinh ở trường THPT Vân Nham – Hữu lũng – Lạng sơn . 20
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT VÂN NHAM – HỮU LŨNG – LẠNG SƠN . 21
    3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường học 21
    3.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 22
    3.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 24
    3.4. Phát huy tính tiên phong, năng động, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên. 26
    3.5. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh . 28
    3.6. Kết lợp nhà trường – xã hội –gia đình để giáo dục đạo đức học sinh 29
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 31
    1. Một số kết luận 31
    2. Một số kiến nghị đề xuất . 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
    LUẬT GIÁO DỤC ( 14/ 6/ 2005) . 35
    Chương II 105
    Chương III 127
    Chương IV 134
    Chương V 143
    Chương VII . 153



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do lựa chọn đề tài:Dân tộc ta, đạo lý từ ngàn xưa vẫn rất coi trọng đạo đức “ Cái nết đánh chết cái đẹp”, “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ý muốn nói đạo đức trong mỗi con người là nền tảng quan nhất.
    Năm 1964, khi nói chuyện với thầy trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác Hồ chúng ta đã dạy: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của tác giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hoá thế giới – nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”;có tàimà không có đức thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy tư tưởng trồng ngưòi của Bác là giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, học sinh là vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
    Trong điều kiện đời sống hiện nay, xã hội có những bước chuyển bién không ngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên cái cũng có mặt trái của nó , mặt trái của cơ ché thị truờng đang tác động đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư , trong đó số lượng thanh thiếu niên là rất lớn , các tệ nạn xa hội thâm nhập vào trưòng học .Vấn đề là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện , đặc biệt là tăng cường giáo dục đạo đức , giáo dục những vấn đè nhân văn , giáo dục đạo đúc thể hiện nhiệm vụ.Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn , bên cạnh đó bộc lộ ra những mặt yếu kém cả về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là thế hệ trẻ , một bộ phận thanh thiếu niên , học sinh sinh viên sống không có lý tưởng , không có mục đích , sống chạy tho các nhu cầu tầm thường , ngại cống hiến , ngại khó khăn sống thích hưởng thụ , sống không có niềm tin , hoang mang , sống buông thả . Đánh giá thực trạng này trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2 khoá VIII nhấn mạnh : “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức , mờ nhạt về lý tưởng , theo lối sống thực dụng , thiếu hoài bão lập thân , lập nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước”
    Trước tình hình và thực trạng này những năm qua đã đươc các cấp ngành đặc biệt là những ngưòi làm giáo dục quan tâm, đầu tư nhưng chưa coi trọng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức .Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này:
    “Mộ số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao đạo đức học sinh Trưòng THPT Vân Nham - Hữu Lũng - Lạng Sơn”
    2.Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Trường PTTH Vân Nham - Hữu Lũng - Lạng Sơn
    3. Đối tượng nghiên cứu:Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường THPT Vân Nham- Hữu Lũng -Lạng Sơn
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:4.1. Xác lập một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức ở Trường PTTH Vân Nham- Hữu Lũng -Lạng sơn
    4.2.Phân tích và đánh giá thực trạng công tác giáo dục ở trường THPT Vân Nham - Hưu Lũng -Lạng sơn
    4.3. Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nha trường THPT Vân Nham – Hưu Lũng - Lạng Sơn

    5. Phương pháp nghiên cứu :5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
    +Tổng hợp, phân tích các văn kiện của Đảng ,Nhà nước ,các tài liệu tạp chí ,sách ,báo .nói về giáo dục
    5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
    + Quan sát
    + Điều tra
    + Phân tích tổng kết kinh nghiệm
    5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ :
    + Thống kê, biểu bảng, biểu đồ ,sơ đồ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...