Báo Cáo Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Trường Chi

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện


    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngay từ thuở sơ khai của đất nước, các bậc tiền nhân đã nói : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch s? Phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc Xây dựng đất nước, trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và Phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định.
    ở nước ta hiện nay, đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết giáo dục đang được khoá VIII đã xác định mục tiêu Phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu là “Thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông, do đó cần được cải tiến và đẩy mạnh theo phương pháp nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách Phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
    Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ghi rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn với lý tưởng độc lập Dân tộc và chủ nghĩa xX hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của Dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Đương thời Hồ Chủ Tịch luôn quan tâm đến giáo dục lý tưởng ,đạo đức cho thế hệ trẻ. Trong di chúc của Người về giáo dục thanh niên Bác chỉ rõ : "Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết", và “thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên".
    Trong đời sống hiện nay, Xã hội có những bước chuyển biến không ngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt. Song cái gì cũng có mặt trái của nó, mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động rất mạnh đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó phần lón là thanh niên, thiếu niên, đặc biệt là tệ nạn Xã hội đang xâm nhập vào các trường học. Do vậy vấn đề đặt ra là giáo dục cho thế hệ trẻ phải giáo dục một cách toàn diện, đặc biệt là tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, giáo dục những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, để thực hiện nhiệm vụ.
    Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, nhưng điều đáng tiếc là về tư tưởng, đạo đức có phần bị giảm sút. Đặc biệt là thế hệ trẻ, một bộ phận thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, sống thích hưởng thụ, sống thiếu niềm tin, sống buông thả. Trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2 khoá VIII đã đánh giá thực trạng là “ Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo
    lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước”.
    Trước tình hình đó, trong báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và phương hướng Phát triển giáo dục đến 2010 có nêu “Vn đề bức xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống”, “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đạo đức là cái gốc”.
    Trước tình hình và thực trạng đó, trong những năm qua đã được các cấp, các ngành, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục thực sự quan tâm và sự cần thiết là phải Đầu tư cho việc giáo dục toàn diện. Nhưng thực tế thì vấn đề giáo dục lý tưởng đạo đức vẫn có những nơi, những lúc còn bị xem nhẹ, chưa được chú trọng.
    Trong công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk ngay từ khi thành lập và dạy buổi học đầu tiên đã được đặc biệt coi trọng, chỉ mới qua một năm học đầu tiên từ khi thành lập đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó là nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của ban đại diện cha mẹ học sinh, việc Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc giáo dục nề nếp kỷ cương, nhân cách cho học sinh của nhà trường. Bản thân đã từng nhiều năm là cán bộ Đoàn, Đội và là giáo viên chủ nhiệm ở nhiều cơ quan, nhiều địa phương khác nhau khác nhau. Tôi tự thấy vai trò giáo dục đạo đức, lý tưởng, hoài bão cho học sinh luôn luôn phải được coi trọng và có nhiều giải pháp thích hợp từ đó làm nền tảng cho giáo dục toàn diện ở trường THPT nói chung và ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk nói riêng.
    Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
    “ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay”.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk để góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách Phát triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    3.1 Xác định cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk.
    3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk.
    3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk.
    4. Đối tượng nghiên cứu.
    4.1 Nghiên cứu thực tế đối tượng học sinh của trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk.
    4.2 Từ thực trạng, nghiên cứu những giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Trường Chinh huyện EaH’Leo tỉnh Đăk Lăk.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    5.1 Nghiên cứu thông qua các tài liệu của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo, các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, cùng với các hướng dẫn của các ngành có liên quan.
    5.2 Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, qua tham quan học tập và các kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh được tiếp thu trong quá trình học tập tại học viện quản lý giáo dục.
    5.3 Qua khảo sát thực tế, điều tra thực tế, so sánh, thống kê chất lượng giáo dục đạo đức trong năm học đầu tiên, kết quả của học sinh từ năm học trước của trường THPT EaH’Leo đã bàn giao lại cho trường THPT Trường Chinh.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Trang
    1.Lý do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    4. Đối tơợng nghiên cứu. 4
    5. Phơơng pháp nghiên c.ứu 4
    PH?N N?I DUNG.
    chơơng i: cơ sở khoa học của việc chỉ đạo giáo
    dục đạo đức học sinh trong trơờng thpt. 6
    1.1 Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức
    học sinh trong trơờng THPT. 6
    1.1.1 Đạo đức 7
    1.1.2 Quá trình hình thành và Phát triển đạo đức. 7
    1.1.3 Quá trình giáo dục đạo đức. 7
    1.1.4 Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức 8
    1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức 8
    1.1.6 Nội dung giáo dục đạo đức 9
    1.2 Một số cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học
    sinh trong trơờng THPT. 10
    Chơơng II 12
    thực trạng của việc chỉ đạo nhằm nâng cao
    chất lơợng giáo dục đạo đức của học sinh trơờng
    THPT Trơờng chinh huyện eah’leo tỉnh đăk lăk. 12
    2.1 Một số nét về trơờng THPT Trơờng Chinh, huyện EahLeo,
    tỉnh Đăk Lăk. 12
    2.2 Những hạn chế và khó khăn 14
    2.3 Những vấn đề đặt ra trong quản lý, nâng cao chất lơợng giáo
    dục đạo đức học sinh trong trơờng THPT Trơờng Chinh huyện
    EaHleo tỉnh Đăk Lăk. 14
    Chơơng III 16
    Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lơợng giáo dục
    đạo đức học sinh ở trơờng thpt trơờng chinh huyện eah’leo tỉnh đăk lăk trong giai đoạn hiện nay 16
    Phần kết luận và kiến nghị 25
    1. Một số kết luận. 25
    2. Một số kiến nghị và đề xuất. 26
    Tài liệu tham khảo 27
     
Đang tải...