Luận Văn Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công N

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    Lịch sử phát triển của nhân loại cho chúng ta thấy rằng: Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Sau đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới diễn ra sâu sắc trong phạm vi cả nước. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng, được xem là "Quốc sách hàng đầu" (NQuyết 2 - TW khoá VIII). Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh phổ thông cần được cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn dân, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
    Trong văn kiện hội nghị lần 2 BCH TW Đảng khoá VIII khẳng định rằng: "Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài".
    Hồ chủ tịch luôn coi trọng sự nghiệp trồng người với câu nói "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Bác thường xuyên nhắc nhở và căn dặn Đảng ta "Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết".
    Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là động lực của mọi sự phát triển xã hội. Con người có nhân cách càng cao đẹp thì sự tác động của con người đến xã hội càng to lớn, do đó không thể xem nhẹ vai trò giáo dục trong sự phát triển của xã hội. Trong các mặt giáo dục toàn diện "Đức, trí, thể, mỹ" thì giáo dục đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng "Được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác".
    Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục ; đặc biệt đời sống của nhân dân có những chuyển biến không ngừng. Song mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là thế hệ trẻ một số tệ nạn xã hội đã len lỏi vào các trường học làm cho một số bộ phận thanh thiếu niên sống không có lý tưởng, không có mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường sống thích hưởng thụ, không muốn cống hiến tài năng cho xã hội, lười lao động, có sự suy thoái về đạo đức. Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường nói chung và trường THPT bán công Nguyễn Du nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    Vì vậy khi quản lý trường, THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thấy cần phải định hướng tìm tòi các biện pháp tốt nhất cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường mình đang quản lý.
    Xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái".
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1.Cơ sở khoa học của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT
    Chương 2. Thực trạng của việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
    Chương 3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
     
Đang tải...