Tiểu Luận Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Qua thực tế hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong nhà trường đã và đang được quan tâm. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã có hiệu quả rõ rệt đó là : Đa số học sinh ngoan, lễ phép, học tập chăm chỉ, vâng lời bố mẹ thầy cô và người lớn .
    Bên cạnh đó chất lượng học tập và chất lượng đạo đức học sinh có phần giảm sút phải chăng do tiêu cực xã hội như : Trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, nghiện ngập Tình hình đó đã ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh đó là:một số học sinh còn nói tục, bướng bỉnh, gây gỗ đánh nhau, không thật thà .
    Xuất phát từ thực tế, từ yêu cầu cấp thiết của xã hội tôi muốn tìm ra"Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học"
    1. Chỉ đạo việc giáo dục đạo đức thông qua việc chỉ đạo dạy học môn đạo đức ở trường Tiểu học .
    Chúng ta biết rằng môn đạo đức ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi nó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học một cách có hệ thống theo một chương trình rất chặt chẽ. Đồng thời từng bước hình thành kỷ năng, thái độ, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức. Đó là cái đích cuối cùng của giáo dục đạo đức và giúp các em học lên lớp trên.
    Với tầm quan trọng của môn đạo đức như vậy đòi hỏi xa việc chỉ đạo dạy môn đạo đức ở trường phải thực hiện tốt. Cụ thể:


    - Chỉ đạo việc dạy môn đạo đức đủ đúng chương trình, quản lý theo quy định. Định hướng cho giáo viên rèn kỹ năng mẫu hành vi, ứng dụng mẫu hành vi vào cuộc sống.
    - Các phương pháp dạy học môn đạo đức mới gồm: Đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi, dự án .và các phương pháp dạy học truyền thống: kể chuyện, đàm thoại, trực quan, khen thưởng .; hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp Mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có đặc trưng riêng. Vì vậy cần lựa chọn, phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách phù hợp, nhuần nhuyễn để biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt động liên tục của học sinh trước, trong, sau giờ học trên lớp và ở nhà.
    - Dạy học đạo đức cần đi từ quyền trẻ em đến bổn phận, trách nhiệm của học sinh như thế sẽ giúp giờ học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh dễ hiểu, dễ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tránh được tính nặng nề và không mấy hứng thú như trước đây
    - Ngoài các tình huống để hình thành mẫu hành vi cho học sinh trong chương trình. Giáo viên cần đưa các tình huống khác phù hợp với từng bài, với địa phương để rèn luyện tư duy, thái độ, tình cảm và hành vi đạo đức cho học sinh. Dạy học đạo đức lôi cuốn các bậc phụ huynh vào việc rèn luyện hành vi đạo đức ở nhà , chuẩn bị cho các em đến trường học tập và rèn luyện tốt. Thông qua việc dạy học môn đạo đức, các giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh
    - Dạy học đạo đức trước đây còn mang tính áp đặt, thường đưa ra khuôn mẫu có sẵn, một chiều và thuyết phục học sinh cách ứng xử đó là tốt, là đúng ( hoặc là xấu, là sai ). Còn dạy học đạo đức theo chương trình mới khuyến khích sử dụng những tình huống, những bức tranh,

    tiểu phẩm để học sinh tự phân tích, phán đoán, so sánh và tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất trong tình huống, hoàn cảnh đó.
    Nếu như các tiết học trước đây học sinh tiếp thu một cách thụ động, chủ yếu là thầy giảng, trò nghe. Thầy hỏi, trò trả lời thì dạy học theo chương trình mới là quá trính hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo. Thông qua các hoạt động đó với sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên các em có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học
    - Chỉ đạo khối tổ chuyên môn sinh hoạt bằng cách
    + Tổ chức dạy thể nghiệm để rút kinh nghiệm
    + Phân loại kiểu bài và thống nhất mẫu giáo án theo từng kiểu bài
    + Thường xuyên thăm lớp dự giờ để quá trình lên lớp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả góp phần quan trọng trong việc hình thành mẵu hành vi cho học sinh
    + Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...