Đồ Án Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học của hiệu trưởng trường tiểu học hồ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học
    Đề tài nghiên cứu về “ Biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Tùng Mậu – Thành phố Nam Định ” được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tiễn. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích vấn đề từ nền tảng cơ sở khoa học giáo dục, đi sâu vào điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên và nhu cầu vui chơi của học sinh cũng như các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng đang được thực hiện tại trường tiểu học Hồ Tùng Mậu.
    Từ quá trình nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được những kết quả nhất định về thực trạng: học sinh tiểu học Hồ Tùng Mậu có nhu cầu vui chơi là rất lớn đồng thời theo nhận định của các giáo viên thì hoạt động vui chơi là cần thiết đối với học sinh và nó cũng những ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của trẻ. Quan trọng hơn, kết quả cho thấy rằng hiệu trưởng nhà trường đã sử dụng những biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi nhất định trong công tác quản lý và kết quả đạt được khá hiệu quả. Tuy nhiên trong công tác đó vẫn còn gặp phải những khó khăn và hạn chế.
    Dựa trên thực trạng đó chúng tôi có kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chỉ đạo hoạt động vui chơi dành cho học sinh tiểu học. Các biện pháp là sự tích hợp các nguyên tắc cần thiết và đặt trong mối quan hệ nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như tâm lý của các em. Hoạt động vui chơi được chỉ đạo hợp lý là một bước tạo nên bầu không khí trong nhà trường vui vẻ, an toàn tiến đến xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực theo sự phát động phong trào của BGD-ĐT.

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học của hiệu trưởng. Khách thể khảo sát là công tác chỉ đạo hoạt động vui chơi của hiêu trưởng
    2. Lý do chọn đề tài.
    2.1. Về mặt lý luận
    Chỉ đạo là một chứcnăng quan trọng trong quản lí, có tác dụng hướng dẫn mọi người thực hiện theo một phương thức nhất định nhằm đạt hiệu quả của tổ chức. Trong nhà trường cũng vậy, biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng tới các hoạt động trong nhà trường có ý nghĩa định hướng cho cán bộ, giáo viên thực hiện các mục tiêu giáo dục nhất định, hướng tới phát triển nhân cách người học.
    Vui chơi là một nhu cầu thiết yếu không chỉ với người lớn mà còn đăc biệt quan trọng với trẻ em, nhất là lứa tuổi tiểu học. Theo công ước của Liên hợp quốc cũng như trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam(1991) có viết “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kĩ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi. Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi của trẻ em vào mục đích khác”. Thông qua vui chơi trẻ được phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý, được hiểu hơn về những mối quan hệ xung quanh cuộc sống, có những trải nghịêm thực tế.
    Bên cạnh đó chất lượng vui chơi của hoc sinh phụ thuộc vào sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng chỉ đạo tốt thì hoạt động vui chơi được tổ chức thường xuyên và hiệu quả. Ngược lại, sự chỉ đạo yếu và không sát sao thì hoạt động vui chơi của học sinh ít được quan tâm.
    2.2. Về mặt thực tiễn
    Trên thực tế, tại các trường học của Việt Nam, đồ chơi, sân chơi, thiết bị vận động, và kể cả việc tổ chức vui chơi cho trẻ là rất thiếu và yếu. Hoạt động vui chơi của trẻ bị hạn chế về thời gian, và chỉ bó hẹp ở những trò chơi trong nhà, chơi thụ động. Sức nặng từ bài vở học tập đã đánh mất tuổi thơ của các em; không gian sống bị đô thị hoá không có chỗ cho trẻ em vui chơi
    Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “ Hãy để trẻ tự do vui chơi” của Bộ GD-ĐT kết hợp với quỹ Unilever Việt Nam tổ chức thì trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đang chịu sức ép rất lớn. Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui choi chủ yếu của con họ là xem tivi (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là 71%). Chỉ có 4% bà mẹ Việt Nam cho biết con mình thường xuyên tham gia các trò chơi vận động ( trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 22%). 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình.
    Trong nghiên cứu quản lí nhà trường, nhiều đề tài tập trung nghiên cứu quản lí dạy học mà ít chú trọng vào công tác quản lí hoạt động vui chơi cho học sinh. Hơn nữa, thực tế việc chỉ đạo vui chơi của hiệu trưởng còn nhiều bất cập và vấp phải một vài khó khăn như vấn đề tài chính, thời gian, kế hoạch cụ thể .Từ những nhu cầu thực tiễn đó đặt ra yêu cấu đối với người hiệu trưởng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu chỉ đạo hoạt động vui chơi cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cánh toàn diện. Chính vì thế mà đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học.

    II. Giải quyết vấn đề1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động vui chơi hiện nay của học sinh tiểu học cũng như các biện pháp chỉ đạo mà hiệu trưởng đã sử dụng để từ đó đề xuất những kiến nghị, biện pháp hữu hiệu giúp cho việc chỉ đạo của hiệu trưởng thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ trong bối cảnh sức ép học hành đang làm mất đi thời gian và quyền được vui chơi của các em.
    Đề tài nghiên cứu nhằm:
    Hệ thống hoá những vấn đề lý luận của đề tài: chỉ đạo, biện pháp chỉ đạo, vui chơi, biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi của hiệu trưởng tiểu học.
    Tìm hiểu thực trạng biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học của hiệu trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp chỉ đạo đó.
    Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp chỉ đạo trên.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản
    2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu
    2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp điều tra viết
    Phương pháp quan sát
    Phương pháp phỏng vấn
    2.3. Nhóm phương pháp toán thống kê
    Đề tài sử dụng các công thức toán thống kê như tính điểm trung bình chung, hệ số tương quan spearman để sử lý kết quả nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...