Đồ Án Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ Tú

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1. Cơ sở lý luận
    Hồ Chủ tịch đã từng dạy: “có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Do đó cán bộ là nhân tốt quyết định sự thành bại của cách mạng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII đã ghi rõ: Một trong các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo là đổi mới công tác quản lý giáo dục, cụ thể: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục – đào tạo”. Cũng trong Hội nghị này, đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ưong Đảng đã nêu: “Khâu then chốt để thực hiện phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như Cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn”. Như vậy hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói chung phụ thuộc đội ngũ giáo viên công nhân viên, cơ sở vật chất – thiết bị, đầu vào của học sinh và quản lý tổ chức trong nhà
    .
    dục của nhà trường mà đứng đầu là người hiệu trưởng.
    2. Cơ sở thực tiễn
    Qua những năm chỉ đạo thực tế ở trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cho thấy: Trong những năm qua giáo dục trí dục của trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B đã có nhiều bước phát triển nhất định, hoạt động chuyên môn đã đi vào nề nếp, năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng tuy đã được chú ý bồi dưỡng nâng cao. Song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp so với thực lực tiềm năng của trường, so với mặt bằng của huyện.
    Do đó với đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng” tôi mong muốn đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục và đây
    quan trọng mà Nghị quyết Trung ưong II đề ra để phát triển giáo dục.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý và thực trạng quản lý hoạt động dạy và học của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng. Đề tài đề xuất những biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong những năm tiếp theo.
    III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    1. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ tú, Sóc Trăng.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý hướng dẫn dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.
    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    1. Nghiên cứu lý luận của công tác quản lý hướng dẫn dạy học ở trường tiểu học.
    V. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
    Địa bàn và người thực hiện nghiên cứu:
    - Cán bộ quản lý : 02 Ban giám hiệu và 03 tổ trưởng.
    - Giáo viên: 17 người.
    VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
    1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
    Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, Chỉ thị, Luật giáo dục, Nghị quyết, hồ sơ để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ, các vấn đề lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài.
    2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    a. Quan sát: Nhằm xem xét tình hình học
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN DẠY HỌC TIỂU HỌC
    1. Quan niệm về trường tiểu học – Vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    - Trường tiểu học là cấp học trung gian, cấp học bản lề của hệ thống giáo dục phổ thông nối giữa bậc mầm non với trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều 23 của luật giáo dục năm 1998 đã ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục phổ thông, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học cơ sở và trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ”
    - Giáo dục tiểu học là cấp phổ cập phải “Đảm bảo cho hết thanh, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt được trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (NQ số 41/2000/QH 10).
    Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học (Hoàn thành chương trình bậc tiểu học) có tuổi là 11 tuổi (Điều 22 Luật giáo dục).
    Từ mục tiêu chung của cả hệ thống Giáo dục đào tạo, cần xác định mục tiêu cụ thể của cấp Trung học: Phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển hài hòa về đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khỏe và thẩm mỹ.
    2. Quá trình dạy học trong trường tiểu học:
    a) Khái niệm:
    Dạy học là quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng. Hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó dưới sự lãnh đạo tổ chức và điều khiển của giáo viên người học tự giác tích cực tổ chức tự điều khiển hoạt động học tập của mình, nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có liên quan tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó quá trình dạy học không diễn ra.
    b) Bản chất của quá trình dạy học:
    Chính là quá trình, nhận thức độc đáo của học sinh, điều này được chứng minh qua sự so sánh nhận thức của học sinh với nhận thức của nhà khoa học.

    thực hiện tốt hơn.
    II/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC:
    1. Vai trò:
    Hiệu trưởng là Thủ trưởng của trường học, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lí, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường.
    Người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ ĐẮC KIỆN B
    HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG

    Người Hiệu trưởng muốn có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả thì trước tiên phải nắm chắc thực trạng của nhà trường: Về đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục

    I/ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ ĐẮC KIỆN B:
    1. Vài nét về đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giáo dục ở trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B:
    Xã Hồ Đắc Kiện gồm có: 01 trường THCS, 01 trường Mẫu giáo và 04 trường tiểu học
    .
    xây dựng rất nhiều về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
    II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ ĐẮC KIỆN B HUYỆN MỸ TÚ:
    1. Đội ngũ quản lý:
    Trường có 02 đồng chí trong Ban giám hiệu.
    01 đồng chí Hiệu trưởng tốt nghiệp Trung học Sư phạm, thời gian công tác trên 15 năm.
    .
    III/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
    Hiệu trưởng coi hoạt động dạy học của thầy mà ít chú ý đến hoạt động học tập của trò.

    CHƯƠNG III
    NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
    QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
    HỒ ĐẮC KIỆN B HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG

    I/ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP:
    1/ Xuất phát từ quan điểm giáo dục của Đảng
    .
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

    1. Kết luận:
    Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo quản lý luôn giữ vai trò quan trọng đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố cơ bản quyết định việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch nhà trường. Đồng thời là nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường. Do đó, trong giải pháp của chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã nêu bật “Đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, phát triển đội ngũ giáo viên là khâu trọng tâm”.
    Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình quản lý ở trường tiểu học Hồ Đắc Kiện B có thể rút ra một số kết luận cơ bản:
    Quản lý trường học là một nghề khoa học nghệ thuật đòi hỏi người quản lý không ngừng tự nâng cao trình độ lao động của mình, từng bước cải tiến lao động một cách khoa học từ đó khả năng tiếp cận và vận dụng những kỹ năng quản lý để nâng cao chất lượng dạy học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...