Luận Văn Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu chương trình trung học cơ sở mới (

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. lí do chọn đề tài.

    Có 3 lý do cơ bản như sau:

    1.1. Xu thế của thời đại trong việc tìm kiếm phương thức

    giáo dục của tương lai, cần phải có biện pháp chỉ đạo phù

    hợp, hiệu quả.

    1.2. Yêu cầu của thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam

    giáo dục TP.HCM, đòi hỏi phải có những biện pháp chỉ đạo

    hiệu quả.

    1.2.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục mà trước hết là thực hiện NQ

    40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo

    dục phổ thông.

    1.2.2. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của các trường THCS

    TP. HCM và kinh nghiệm của tác giả luận án trong quá trình

    chỉ đạo đổi mới PPDH tại quận 10.

    1.2.3. Thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH trong thời gian qua

    chưa đáp ứng yêu cầu

    1.3. Xuất phát từ đặc điểm của THCS trong hệ thống giáo

    dục phổ thông, cần thiết phải có những biện pháp chỉ đạo

    sát hợp.

    2. lịch sử nghiên cứu về ppdh và chỉ đạo đổi

    mới ppdh

    Giáo dục là một hoạt động khoa học gắn chặt với quá trình

    phát triển của xã hội loài người. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục

    cùng với việc xác định nội dung, việc tìm kiếm cách dạy và

    cách học phù hợp là một yêu cầu, khách quan. Sự vận động

    không ngừng của đời sống xã hội, tất yếu dẫn đến sự đổi mới

    trong nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục. Vì vậy, ngay

    từ thời cổ đại, các học giả, triết gia như Hepocrat, Aristote,

    Khổng Tử . đã ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, đề cập đến dạy

    học. Từ đó đến nay, từ Đông sang Tây (trong đó có Việt

    Nam) các nhà khoa học chủ yếu là khoa học giáo dục đã có

    nhiều công trình nghiên cứu về PPDH. Tuy những công trình

    nghiên cứu ấy đã xác lập những cơ sở lý luận về PPDH và đổi

    2

    mới PPDH, nhưng vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cho

    việc chỉ đạo đổi mới PPDH theo một chương trình cụ thể.

    3. mục đích nghiên cứu

    Nêu lên được những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả nhằm

    đẩy mạnh đổi mới PPDH trong các trường THCS TP.HCM theo

    yêu cầu nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội.

    4. khách thể, đối tượng nghiên cứu

    4.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình chỉ đạo thực hiện chương

    trình THCS ở TP.HCM.

    4.2. Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp chỉ đạo có tác động

    tích cực thúc đẩy đổi mới PPDH theo chương trình THCS mới ở

    TP.HCM.

    5. giả thuyết khoa học

    Trong chỉ đạo đổi mới PPDH theo yêu cầu chương trình

    THCS mới, nếu tạo được động lực đổi mới và nâng cao năng

    lực thực hiện cho GV, bổ sung các điều kiện cần thiết khác thì

    việc đổi mới PPDH sẽ đạt kết quả tốt.

    6. phạm vi nghiên cứu

    Hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH theo yêu cầu chương

    trình THCS mới tại TP. HCM. Chủ thể chỉ đạo là Sở Giáo dục

    đào tạo, phòng giáo dục quận, huyện và cán bộ quản lý nhà

    trường.

    7. các nhiệm vụ nghiên cứu

    - Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về

    PPDH và chỉ đạo đổi mới PPDH.

    - Phân tích thực trạng chỉ đạo đổi mới PPDH ở cấp THCS

    theo yêu cầu đổi mới chương trình tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

    - Nêu lên được những biện pháp chỉ đạo mang tính khả thi,

    góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH ở trường THCS.

    8 . CAÙC phương pháp nghiên cứu

    8.1. Phương pháp luận triển khai đề tài nghiên cứu:

    Phương pháp luận chung của đề tài là tiếp cận hệ thống

    đồng bộ nhằm hướng tới việc xác định các biện pháp chỉ đạo

    của Sở Giáo dục - Đào tạo tác động đến phòng giáo dục quận,

    huyện, các trường THCS và GV.

    3

    8.2. Các phương pháp nghiên cứu lí luận

    Nghiên cứu, hồi cứu, tổng kết, hệ thống hoá lí luận từ các

    công trình nghiên cứu, các tài liệu được chọn lọc, có liên quan

    chặt chẽ với đề tài nghiên cứu để làm luận cứ khoa học cho các

    giải pháp.

    8.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    – Phương pháp Anket : Sử dụng các mẫu phiếu điều tra. Đối

    với GV và CBCĐ của phòng giáo dục và nhà trường để phân

    tích thực trạng và đánh giá kết quả các giải pháp.

    – Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát, tìm hiểu hoạt

    động dạy và học của GV và HS. Tìm hiểu, khảo sát công tác chỉ

    đạo của nhà trường thông qua kế hoạch hoạt động và hệ thống

    văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục.

    – Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp

    chỉ đạo ở một số trường THCS tại TP.HCM để góp phần khẳng

    định tính hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất.

    – Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: ghi nhận ý kiến của

    các CBCĐ và một số GV tiêu biểu về những khiá cạnh có liên

    quan. Thu thập ý kiến cơ sở thông qua sơ, tổng kết định kỳ.

    9. những đóng góp mới của luận án

    9.1. Về mặt lí luận

    – Hệ thống cơ sở lí luận cho hoạt động chỉ đạo đổi mới

    PPDH cấp THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

    – Xác định các yếu tố tích cực có tác động thúc đẩy hoạt

    động đổi mới PPDH của GV theo yêu cầu đổi mới chương trình

    THCS mới.

    – Xác định được những biện pháp chỉ đạo có luận cứ khoa

    học để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH trong trường THCS.

    9.2. Về mặt thực tiễn

    Góp phần triển khai thành công NQ 40/2000/QH10 tại một

    địa phương có điều kiện tương đối thuận lợi về giáo dục là

    TP.HCM.

    10. cấu trúc của luận án

    Luận án gồm có 3 chương, có phần mở đầu và kết luận

    được trình bày như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...