Tiểu Luận Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường THCS Xuân Bình- Như Xuâ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và phát triển kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo có một vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội, cả nước trở thành một xã hội học tập, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ phát triển, hình thức giáo dục và đào tạo luôn phải phù hợp với nhu cầu học tập của mọi người. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục luôn là điều trăn trở của mỗi người làm công tác giáo dục. Giáo dục và đào tạo phải cân đối theo hướng dạy chữ, dạy người và dạy nghề.
    Thấu suốt quan điểm đó, trong nhiều thập kỷ qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục để đáp ứng tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, xã hội hóa giáo dục không chỉ là biện pháp mang tính tình thế, mà là tư tưởng thời đại, là biện pháp chiến lược để đưa giáo dục và đào tạo lên tầm cao mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ cách thực hiện sự nghiệp giáo dục theo tinh thần xã hội hóa. Tiếp đó, nghị quyết TW 2 (khóa VIII) khẳng định “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc đân dưới sự quản lý của nhà nước”. Các quan điểm định hướng đó được cụ thể hóa bằng Luật giáo dục, điều lệ trường THCS, luật phổ cập giáo dục THCS tạo hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa giáo dục hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt xã hội hóa giáo dục cũng là thực hiện một trong 5 tiêu chuẩn cần để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
    Thực tiển ngày nay, xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển rộng khắp cả nước. Đa số các xã, quận, huyện . đã thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương này, càng chứng minh cho một biện pháp có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Song trong thực tế xã hội hóa giáo dục chưa thực sự đồng bộ trở thành phong trào quần chúng, các tổ chức xã hội trong địa bàn dân cư chưa nhận thức một cách đầy đủ và có ý thức trách nhiệm tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Vì vậy việc xác định các biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục của người hiệu trưởng trường THCS là rất cần thiết.
    Hiệu trưởng trường THCS là người quản lý chỉ đạo và trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục. Hiệu trưởng cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò trách nhiệm của người chỉ đạo trên cơ sở đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn cư dân có hiệu quả, góp phần nâng cao hơn chất lượng giáo dụcTHCS đáp ứng yêu cầu xã hội.
    Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường THCS Xuân Bình- Như Xuân- Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...