Luận Văn Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc trong giai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 97
    Nghị quyết hội nghị lần thứ II của BCHTW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ, một trong các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triển GD&ĐT là đổi mới công tác QLGD, cụ thể là: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo.” [13; Tr15]. Đồng thời, khâu then chốt để phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn.
    Dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta vẫn thường xuyên chăm lo tới công tác cán bộ. Bác thường căn dặn và nhắc nhở cán bộ:“ có cán bộ tốt việc gì cũng xong”, cũng như “ Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.[26; Tr240].
    Bước vào thế kỷ XXI, thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Nước ta, bước vào thời kỳ CNH- HĐH, ngành GD&ĐT đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, đồng thời cũng phải đương đầu với những thử thách không kém phần cam go ác liệt. Yêu cầu phát triển quy mô nhưng phải đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ mục đích GD, nội dung, chương trình, phương pháp GD, từ cơ chế quản lý, hệ thống chính sách đến việc huy động các nguồn lực để phát triển GD&ĐT đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục. Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng GD&ĐT.
    Trong việc bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL giáo dục, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL giáo dục trong việc điều hành hệ thống GD đang mở rộng quy mô phát triển.
    Hội nghị lần thứ VI của BCHTW Đảng khoá IX kết luận, tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW II khoá VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 cũng đã chỉ rõ, xây dựng và triển khai chương trình: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”. [15; Tr32], đồng thời “Các cấp uỷ Đảng từ trung ương tới địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng thời kỳ mới”. [15; Tr133].
    Điều 86 - Luật giáo dục - năm 1998, khẳng định nội dung:
    “Quản lý Nhà nước về giáo dục”, và đồng thời cũng đã quy định là phải: “ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [32; Tr57].
    Theo mục tiêu của chiến lược phát triển GD từ nay đến năm 2010 của Đảng và Nhà nước, ngành GD&ĐT đã đề ra ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ GV, đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục là hết sức quan trọng và rất cần thiết, nó có ý nghĩa chiến lược, vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân trong tương lai.
    Do đó, để phát triển GD&ĐT của tỉnh thì phải: “ Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo yêu cầu đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về số lượng, cơ cấu, về tình hình chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý nhà trường của cơ quan quản lý giáo dục các cấp;”[10; Tr2].
    Đồng thời giáo dục tỉnh ta phải: “Đổi mới công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục trở thành khâu đột phá trong hệ thống các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục.”[10; Tr4].
    Giáo dục THCS là cấp học cơ sở của bậc THPT, là bộ phận hữu cơ của hệ thống GD Quốc dân. người hiệu trưởng Trường THCS là người tổ chức bộ máy của nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. người hiệu trưởng trường THCS thực hiện chế độ một thủ trưởng, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường. Chính vì vậy, người hiệu trưởng có vai trò và ảnh hưởng lớn tới kết quả GD toàn diện của nhà trường.
    Điều lệ trường trung học và một số văn bản khác của Bộ GD&ĐT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học. Các cấp quản lý, các nhà khoa học đã nghiên cứu để đề xuất những biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp GD&ĐT.
    Như vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng của trường THCS là việc làm quan trọng và rất cần thiết.
    Kết cấu luận văn là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2: Thực trạng về đội ngũ hiệu trưởng và một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc
    Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS huyện Mê linh - tỉnh Vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
     
Đang tải...