Đồ Án Một số biện pháp bảo toàn & phát triển VCĐ tại công ty Vận tẩi đường biển Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận, yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. TSCĐ là tư liệu có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Do vậy TSCĐ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. TSCĐ thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp (DN) trong quá trình phát triển sản xuất.

    Mục tiêu quản lý tài chính là đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính và kinh doanh có lãi. Hoạt động của doanh nghiệp phải có lượng vốn cần thiết. Vốn-yếu tố cơ bản không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời vốn cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

    Trong phạm vi một doanh nghiệp muốn tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

    Trong thực tế hiện nay vấn đề cần quan tâm trước hết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yêu cầu có tính sống còn. Bảo toàn và phát triển vốn là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp
    .
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh trong doanh nghiệp , cùng với việc tìm hiểu thực tế tại Công ty Vận tải đường biển Hà Nội, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định tại Công ty Vận tải đường biển Hà Nội” và lấy đó làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là TSCĐ hữu hình.

    Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty Vận tải đường biển Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác bảo toàn và phát triển vốn cố định, tìm tòi, phát hiện tồn tại, nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát, mất cân đối thu chi và qua đó tìm kiếm biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty Vận tải đường biển Hà Nội.

    Phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp thống kê, phân tích tình hình thực tế tại Công ty – nghiên cứu vấn đề bảo toàn và phát triển vốn cố định trong mối liên hệ với vốn lưu động và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn này được chia làm 3 chương như sau:

    Chương I: Một số vấn đề lý luận về bảo toàn và phát triển vốn cố định trong doanh nghiệp .

    Chương II: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định tại Công ty vận tải đường biển Hà nội.

    Chương III:
    Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định tại Công ty Vận tải đường biển Hà Nội.























    Chương I

    Một số vấn đề Lý luận về bảo toàn
    và phát triển vốn cố định trong doanh nghiệp

    I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
    1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định

    Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp . Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó-tài sản cố định (TSCĐ). Vì vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn cố định, trước hết cần nghiên cứu những đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp .
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần có 3 yếu tố: Sức lao động, Tư liệu lao động và Đối tượng lao động. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, Trong quá trình sản xuất mặc dù TSCĐ bị hao mòn, song vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi ích về mặt kinh tế thì khi đó mới cần được thay thế đổi mới, cụ thể:
    + Về mặt hiện vật: TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau quá trình sản xuất kinh doanh tài sản vẫn giữ nguyên hình thái nhưng giá trị sử dụng giảm dần cho đến khi hư hỏng hoàn toàn và loại ra khỏi sản xuất.
    +Về mặt giá trị: TSCĐ được biểu hiện dưới hai hình thái:
    ã Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ.
    ã Một bộ phận giá trị chuyển vào sản phẩm mà TSCĐ sản xuất ra và bộ phận này sẽ được chuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm dưới hình thức tiền trích khấu hao.
    Bộ phận thứ nhất ngày càng giảm, bộ phận thứ hai ngày càng tăng cho đến khi thu hồi được giá trị thực tế ban đầu của TSCĐ thì hoàn thành một vòng tuần hoàn. Như vậy, khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật, nhưng tính năng công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của TSCĐ cũng sẽ giảm đi. Bộ phận giá trị hao mòn đã chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra được gọi là khấu hao và ngày càng lớn dần lên.
    Để phân biệt tư liệu lao động là TSCĐ và công cụ lao động người ta đưa ra tiêu chuẩn của một TSCĐ . Thông thường một tư liệu lao động phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn dưới đây mới được coi là TSCĐ:
    + Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên.
    + Hai là phải có giá trị tối thiểu đến một mức quy định. Riêng tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình giá cả của từng thời kỳ. Hiện nay chế độ Tài chính của Việt Nam quy định TSCĐ có giá trị từ 5.000.000đ trở lên.
    Những tư liệu lao động thiếu một trong hai tiêu chuẩn trên thì được coi là công cụ lao động nhỏ.
    Qua những phân tích nêu trên có thể rút ra được khái niệm về TSCĐ trong DN như sau:
    TSCĐ trong DN là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản không bị tiêu hao mà được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
    2. Vốn cố định và đặc điểm luân chuyển của vốn cố định
    Trong nền sản xuất hàng hoá, để mua sắm xây dựng TSCĐ trước hết phải có một số vốn bằng tiền ứng trước. Vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm hoặc xây dựng TSCĐ hữu hình hoặc những chi phí đầu tư cho những TSCĐ vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp . Vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, nói khác đi vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị của các TSCĐ.
    Như vậy khi hoàn thành việc đầu tư TSCĐ đưa vào sử dụng thì vốn ứng trước bằng tiền đó gọi là nguyên giá TSCĐ. Song đặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Trên ý nghĩa của mối liên hệ đó có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:
    Một là: Vốn cố định được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Có đặc điểm này là do TSCĐ có thể được phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì thế, vốn cố định hình thái biểu hiện của nó, cũng được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất tương ứng.
    Hai là:Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
    Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm tăng dần lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm dần xuống cho đến khi tái sản xuất lại TSCĐ về mặt giá trị, thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
    Trong doanh nghiệp , vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng, của vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Qui mô của vốn cố định quyết định trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó lại tuân theo qui luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính trong doanh nghiệp .
    Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về vốn cố định như sau:
    Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị (bao gồm cả giá trị bảo toàn).
    3. Phân loại TSCĐ
    Để quản lý TSCĐ người ta phân loại chúng theo những nguyên tắc nhất định. Thông thường có những cách phân loại sau:
    3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
    Theo phương pháp này toàn bộ TSCĐ của DN sẽ được chia thành: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình), TSCĐ không có hình thái vật chất ( TSCĐ vô hình) và TSCĐ tài chính .
    + TSCĐ hữu hình: là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải . Bao gồm:
    - TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua mới, cũ) nguyên giá tài sản loại này bao gồm: giá mua thực tế phải trả, trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có); lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) .
    - TSCĐ loại đầu tư xây dựng: nguyên giá là giá thực tế của công trình xây dựng theo qui định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí có liện quan và lệ phí trước bạ (nếu có).
     
Đang tải...