Luận Văn Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, trong đời sống kinh tế - xã hội, xu thế tự do hoá thương mại đang ngày càng mở rộng và được các quốc gia tích cực theo đuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước mình. Đây là một xu thế khách quan, một nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chính sách thương mại của mình.
    Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnh một Việt Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập với toàn cầu. Một trong những cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sách hội nhập và tự do hoá thương mại đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó là không ít khó khăn và thách thức. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ những hàng rào phi thuế quan không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.
    Một vấn đề nhức nhối luôn được đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để có thể thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ mà không vi phạm các cam kết về tự do hoá thương mại của Tổ chức thương mại thế giới.
    Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài “Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Ÿ Phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hộ sản xuất trong nước và xác định sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
    Ÿ Phân tích thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam.
    Ÿ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp bảo hộ sản xuất của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, trong đó tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đang áp dụng. Từ đó đánh giá mức độ hợp lý của chính sách này và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khoá luận chỉ tìm hiểu, phân tích một số biện pháp bảo hộ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và Việt Nam, và chỉ nghiên cứu các biện pháp bảo hộ sản xuất hàng hoá hữu hình. Các quan điểm và đề xuất được đưa ra cho giai đoạn từ nay đến hết 2010, tầm nhìn 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cùng với một số phương pháp khác, như: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp.

    5. Bố cục của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các bảng biểu, khoá luận được chia thành 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước.
    Chương II: Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
    Chương III: Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam.
    Do hạn chế về kiến thức và dung lượng cho phép nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
    Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường để em có thể thực hiện tốt khoá luận này./.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 4
    I. Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. 4
    1. Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt 4
    1.1. Khái niệm 4
    1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước. 5
    1.2.1. Những tác động tích cực. 5
    1.2.2. Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước. 6
    2. Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. 7
    2.1. Khái niệm 7
    2.2. Lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. 9
    3. Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước thường được áp dụng. 9
    3.1. Các biện pháp thuế quan. 9
    3.2 Các biện pháp phi thuế quan. 11
    3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng. 12
    3.2.2. Nhóm các biện pháp kỹ thuật 16
    3.2.3. Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 18
    II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. 23
    1. Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đối với các quốc gia trên thế giới 23
    2. Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 25
    2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia. 25
    2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 29
    2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 31


    III. Xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước trên thế giới 33
    1. Rào cản thuế quan và phi thuế quan có xu hướng giảm dần. 33
    2. Gia tăng bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan như rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại 35
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
    I. Một số cam kết mở rộng thị trường trong nước của Việt Nam trong WTO 37
    1. Cam kết về hạn ngạch thuế quan. 37
    2. Cam kết về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu. 37
    3. Cam kết về rào cản kỹ thuật thương mại 37
    4. Cam kết về biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 37
    5. Cam kết về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 38
    II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay 39
    1. Bảo hộ thông qua các biện pháp thuế quan. 39
    2. Các biện pháp phi thuế. 42
    2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng. 42
    2.1.1. Cấm nhập khẩu. 42
    2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu. 46
    2.1.3. Hạn ngạch thuế quan. 46
    2.1.4. Giấy phép nhập khẩu. 50
    2.2 Các biện pháp tương đương thuế quan. 52
    2.2.1. Xác định giá trị hải quan. 52
    2.2.2. Phụ thu. 53
    2.3. Các biện pháp kỹ thuật 54
    2.4. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 56


    2.5. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 58
    2.6. Các biện pháp quản lý hành chính. 61
    III. Đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO tới nay. 61
    1. Những kết quả tích cực. 61
    1.1. Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế. 61
    1.2. Các biện pháp, chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng. 62
    1.3. Các biện pháp bảo hộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI 63
    1.4. Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững. 65
    1.5. Các chính sách bảo hộ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập. 65
    2. Những mặt hạn chế. 66
    2.1. Đối tượng tác động của các biện pháp bảo hộ còn dàn trải 66
    2.2. Hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo hộ còn chưa cao. 67
    2.3. Các chính sách bảo hộ chưa thực sự là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng. 68
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 71
    I. Quan điểm về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. 71
    1. Bảo hộ một cách chọn lọc các đối tượng được bảo hộ. 71
    2. Các biện pháp bảo hộ phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm phù hợp 72
    3. Các biện pháp bảo hộ phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế 72


    4. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 73
    5. Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 73
    II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam 74
    1. Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế. 74
    1.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến thuế. 74
    1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế. 75
    1.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng. 76
    1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 77
    1.2.3. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 78
    1.2.4. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 79
    1.2.5.Các biện pháp khác. 80
    2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh. 81
    2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 81
    2.1.1. Giải pháp về đầu tư. 81
    2.1.2. Giải pháp về thị trường. 82
    2.1.3. Giải pháp về huy động vốn. 83
    2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực. 85
    2.1.5. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính. 85
    2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 86
    2.3. Nâng cao năng lực của các ngành hàng. 88
    2.3.1. Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp. 88
    2.3.2. Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp. 89
    KẾT LUẬN 90
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...