Luận Văn Một số bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương I. Khái quát chung về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 4
    I.Khái niệm thủ tục tố tụng kinh tế 4
    1. Khái niệm tranh chấp kinh tế 4
    1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế 4
    1.2. Phân biệt tranh chấp kinh tế với tranh chấp dân sự 5
    1.3. Các loại tranh chấp kinh tế 5
    2. Khái niệm tố tụng kinh tế 6
    2.1. Khái niệm tố tụng kinh tế 6
    2.2. Đặc điểm của tố tụng kinh tế 6
    3. Vai trò của tố tụng kinh tế 7
    II. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế 8
    1. Nguyên tắc tự định đoạt 8
    2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 8
    3. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh 8
    4. Nguyên tắc hoà giải 9
    5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời 9
    6. Nguyên tắc xét xử công khai 9
    III. Thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án 10
    1. Thẩm quyền theo vụ việc 10
    2. Thẩm quyền theo cấp xét xử 10
    3. Thẩm quyền theo lãnh thổ 11
    4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 11
    IV. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 12
    1. Khởi kiện và thụ lý vụ án 12
    2. Chuẩn bị xét xử 13
    3. Phiên toà sơ thẩm 14
    4. Thủ tục phúc thẩm 15
    4.1. Thủ tục phúc thẩm 15
    4.2. Phiên toà phúc thẩm 16
    5. Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 17
    5.1. Thủ tục giám đốc thẩm 17
    5.2. Thủ tục tái thẩm 18
    Chương ii. Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 22
    I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua 22
    1. Tình hình thụ lý và giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân 22
    2. Một số nhận xét 24
    2.1. Số vụ tranh chấp kinh tế đưa ra khởi kiện tại Toà án tăng khá nhanh ở những năm đầu song lại có xu hướng giảm rõ rệt trong một vài năm trở lại đây 24
    2.2. Các tranh chấp được khởi kiện tại Toà án khá đa dạng 25
    2.3. Số vụ tranh chấp kinh tế phân bố không đồng đều 25
    2.4. Các tranh chấp kinh tế chủ yếu được giải quyết ở TAND cấp tỉnh 26
    2.5. Tỷ lệ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải cao, chất lượng xét xử tương đối tốt 27
    2.6. Tình hình giải quyết vụ án kinh tế không phản ánh đúng thực trạng tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay 28
    3. Một số tồn tại của ngành Toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế 28
    4. Nguyên nhân của các tồn tại trong ngành Toà án 29
    4.1. Nguyên nhân chủ quan 29
    4.2. Nguyên nhân khách quan 30
    II. Một số bất cập của PLTTGQCVAKT 30
    1. Về thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án 30
    1.1.Thẩm quyền của Toà Dân sự hay Toà Kinh tế 30
    1.2. Thẩm quyền của trọng tài hay Tòa án 35
    1.3. Thẩm quyền của Toà án cấp huyện 38
    1.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 39
    2. Về thời hiệu khởi kiện 42
    2.1.Thời hiệu khởi kiện quá ngắn 42
    2.2. Vấn đề xác định thuật ngữ “ngày phát sinh tranh chấp” 44
    2.3. Về thời điểm tính thời hiệu kể từ ngày phát sinh tranh chấp 44
    2.4. Về việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện 45
    2.5. Vấn đề nhầm lẫn thời hiệu khởi kiện 45
    2.6. “Thời hiệu khởi kiện không hạn chế” trong hợp đồng tín dụng 47
    3. Về hợp đồng kinh tế vô hiệu 49
    3.1 Thủ tục xử lý hợp đồng vô hiệu 49
    3.2. Kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu 51
    3.3 Xử lý tài sản 55
    4. Về khởi kiện và thụ lý vụ án 57
    4.1 Vấn đề án phí 57
    4.2 Tài liệu kèm theo đơn kiện 60
    4.3. Trả lại đơn kiện 61
    4.4. Thụ lý vụ án 61
    5. Về chuẩn bị xét xử 62
    5.5. Thời hạn chuẩn bị xét xử 62
    5.2 Xác minh, thu thập chứng cứ 64
    5.3 Hoà giải 64
    5.4. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án 67
    6. Về thủ tục phúc thẩm 68
    6.1. Thông báo không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị 68
    6.2. Căn cứ sửa đổi bản án 68
    7. Về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 69
    7.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 69
    7.2 Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 70
    8. Về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài 71
    Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế 75
    I. Định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế 75
    1. Định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế 75
    2. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế 77
    II.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế 78
    1. Các giải pháp lâu dài 78
    1.1. Thống nhất pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế 78
    1.2.Thống nhất pháp luật về hợp đồng 80
    1.3. Nâng cao kiến thức về pháp luật kinh tế cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế 82
    2. Các giải pháp tạm thời 83
    2.1. Mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án kinh tế 83
    2.2. Nâng cao năng lực hoạt động cho bộ máy TAND các cấp 85
    2.3. Đơn giản hoá thủ tục xét xử 86
    2.4. Hướng dẫn các cấp Toà án thống nhất thi hành một số điều trong Pháp lệnh 87
    2.5. Nâng cao trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán xét xử. 89
    Kết luận 92
    Tài liệu tham khảo







    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các nhà kinh tế học thường nói: nếu như nội thương là ống dẫn thì ngoại thương là máy bơm, thu hút ngoại lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Nhằm thúc đẩy cho nội thương và ngoại thương cùng phát triển, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong thời kì mở cửa kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới, cần phải có những tiền đề, những nền tảng vững chắc và thiết yếu mà một trong những nền tảng đó là một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và một cơ chế đảm bảo cho việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật.
    Trong những năm vừa qua, hệ thống các văn bản pháp luật kinh tế đã góp phần đáng kể vào việc hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới, tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển năng động của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật này cũng góp phần vào việc hình thành nhiều thành phần kinh tế mới, thúc đẩy việc giao lưu và phát triển kinh tế, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, ổn định và làm lành mạnh hoá nền tài chính của đất nước. Tuy vậy, hiện nay vẫn đang tồn tại thực trạng là các văn bản pháp luật kinh tế hiện hành vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chung chung, làm hạn chế quyền chủ động và chưa phát huy hết tiềm năng của các chủ thể kinh doanh, chưa đáp ứng được yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của các chủ thể kinh doanh còn yếu kém, thiếu cập nhật. Không ít các chủ thể không có trong tay, không biết và cũng không hiểu các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến thiếu định hướng trong kinh doanh, không nhận thức một cách đầy đủ tính hợp pháp hay bất hợp pháp trong hành vi của mình, hoặc cố ý vận dụng sai, hiểu sai quy định của pháp luật theo hướng có lợi cho mình; nên vi phạm pháp luật làm phát sinh tranh chấp.
    Ngoài ra, tranh chấp kinh tế còn phát sinh do sự khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán giữa các vùng miền, các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong hoạt động thương mại quốc tế, điều này là tất yếu vì mỗi quốc gia, khu vực đều có tập quán thương mại, thông lệ khác nhau, nếu không có sự thống nhất hoặc tìm hiểu xem xét các tập quán thông lệ đó thì việc hợp tác kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
    Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải có sự điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, mà cụ thể là điều chỉnh và hoàn thiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ban hành ngày 16/03/1994. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (dưới đây viết tắt là PLTTGQCVAKT) chính là văn bản trực tiếp hướng dẫn thủ tục tố tụng kinh tế, giải quyết các loại hình tranh chấp kinh tế, bởi vậy cần phải có sự sửa đổi bổ sung một cách chặt chẽ và phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật kinh tế để làm cho PLTTGQCVAKT thực sự là cơ sở pháp lý cần thiết cho các quan hệ kinh tế của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nói riêng và cho sự phát triển năng động, sáng tạo của nền kinh tế nói chung. Đề tài “ Một số bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện” được lựa chọn làm khoá luận tốt nghiệp cũng bởi tính cấp thiết và vai trò quan trọng này của nó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...