Tài liệu Một phong trào văn hóa dân tộc nhằm tự cường, độc lập, hiện đại hóa đất nước của các nhà nho yêu nướ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một phong trào văn hóa dân tộc nhằm tự cường, độc lập, hiện đại hóa đất nước của các nhà nho yêu nước



    Trần Đình Hượu


    Bước sang thế kỷ XX, đối với Việt Nam không chỉ bước qua một cột mốc thời gian, đi thêm một quãng đường lịch sử mà còn là rẽ sang một con đường khác trong lịch sử phát triển. Nếu từ thế kỷ XIX trở về trước, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Á sống thành một vùng văn hóa độc lập, xa lạ với thế giới, thì từ đây, nhiều mối liên hệ thắt chặt nó với thế giới, bắt nó hòa vào cuộc sống chung, đưa nó ra nhập quĩ đạo chung của sự vận động lịch sử cả thế giới. Sự thay đổi từ trung cổ sang cận hiện đại, ở đây đồng thời có nội dung thay đổi từ truyền thống văn hóa này sang truyền thống văn hóa khác, từ nên văn hóa có vùng gốc Hán đến truyền thống văn hóa Châu Âu, có nguồn gốc Hy lạp, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chiếm vị trí chi phối cả văn hóa thế giới cận hiện đại. Trong lịch sử Việt Nam, sự thay đổi lần này là sự thay đổi rất sâu sắc, có lẽ cũng tương đương với bước chuyển từ nền văn hóa bản địa mà tiếp nhận Phật giáo, từ nền văn hóa Phật giáo mà tiếp nhận Nho giáo xảy ra từ trước. Mỗi lần thay đổi như vậy, không phải cái mới thay thế cái cũ, không phải hai cái cộng lại, mà thực chất thực chất là một quá trình dài nhào nặn cái cũ với cái mới để thành một sản phẩm khác, thay đổi cốt cách của cái đã thành truyền thống dân tộc. Điiều kiện xảy ra sự thay đổi là việc nước ta mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Mong muốn xúc tiến sự thay đổi là thực dân Pháp trong tay có chính quyền, nhà trường, báo chí, và nhằm mục đích rõ ràng là làm cho thuộc quốc đoạn tuyệt với văn hóa dân tộc, ly khai với ảnh hưởng của Trung Quốc, trở thành nô lệ, sùng bái văn hóa Phương tây. Thế nhưng thay đổi như vậy cũng là một tất yếu trong hoàn cảnh thế giới cận đại. Bên cạnh con đường Âu hóa theo thực dân, còn có con đường Âu hóa của các nhà Nho yêu nước. Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, chính các nhà Nho yêu nước cũng đã vận động cải cách văn hóa, chủ động giải quyết vấn đề tiếp nhận văn hóa Châu Âu để tự cường, giành độc lập và hiện đại hóa đất nước.

    I

    “Đông kinh nghĩa thục” là tên gọi một trường học tư nhân mở, một nghĩa thục lập ra không nhằm lợi. Nhà trường không thu học phí, mà quyên góp tiền giấy bút cung cấp cho học sinh. Mục đích của nghĩa thục là truyền bá tư tưởng mới, giáo dục tinh thần yêu nước, đào tạo lớp nhân tài mới cho đất nước. Hoạt động của nhà trường vượt xa phạm vi giảng dạy và học tập. Lợi dụng chính sách mở các trường kiểu mới, thay thế các lớp học của thầy đồ dạy chữ Hán và những cơ sở ban đầu của thể chế giáo dục thực dân, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tập hợp được nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết, mua sách báo nước ngoài về bán lại. Nhiều tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ theo gương Đông Kinh Nghĩa Thục rất lớn. Đối với các tỉnh quanh Hà Nội, nó mang cả hình thức câu lạc bộ; đối với toàn quốc, nó mang thêm hình thức là ban tu thư, là nhà xuất bản, cơ quan phát hành, một trung tâm tuyên truyền văn hóa, chính trị.

    Cho đến lúc đó chưa bao giờ trong đời sống chính trị văn hóa nước ta lại có nhiều sự kiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...