Sách Một Nửa Đàn Ông Là Đàn Bà

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bạn đọc có trong tay cuốn tiểu thuyết MỘT NỬA ĐÀN ÔNG LÀ ĐÀN BÀ của nhà văn đương đại Trung Quốc nổi tiếng Trương Hiền Lượng.
    Ông thuộc lớp nhà văn trung niên đang độ chín,là lực lượng nòng cốt sáng tác Văn học hiện nay mà phần lớn đã từng là nạn nhân của đường lối tả khuynh từ cuối thập kỷ 50 cho đến 10 năm Cách mạng văn hoá khủng khiếp.
    Trương Hiền Lượng quê ở Giang Tô,sinh năm 1936 tại Nam Kinh.Tồt nghiệp trung học năm 1954 ông đến Ngân Xuyên(Ninh Hạ) làm giáo viên trường văn hoá cán bộ.Bắt đầu làm thơ khi còn là học sinh trung học, đến năm 1957 ông đã có hơn 60 bài thơ đăng trên các báo và tạp chí. Năm đó trường ca Khúc Hát Đại Phong của ông bị phê phán bản thân ông bị quy chụp là hữu phái và bị đưa đi cải tạo lao động. Đến năm 1979 ông mới được minh oan và được trả lại tự do. Ông trở lại sáng tác hơn 20 năm treo bút.
    Hai truyện ngắn Hồn và Xác và Xéc-Pu-Lăc của ông lần lượt giành được giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc năm 1980 và1983.Cây Lục Hoá đoạt giải truyện vừa ưu tú toàn quốc lần thứ ba.
    ThờI thanh niên ông yêu văn học Nga và Pháp. Nhờ ảnh hưởng gia đình, ông bồi đắp cho mình nền tảng vững chắc về văn hoá cổ điển Trung Quốc.Trong 20 năm chịu án oan, ông suy ngẫm về số phận của riêng mình và của đất nước,chuyên tâm nghiên cứu triết học và chính trị kinh tế học Mác-Xít.
    Ông có lần tự nói về mình: Bản thân tôi có cảm nghĩ rằng mình có thể là một con người sôi nổi và kiên định.Bất cứ lúc nào tôi cũng có một niềm tin vững như bàn thạch đối với Tổ Quốc tôi, đối với dân tộc vĩ đại của chúng tôi. Niềm tin ấy có được không hoàn toàn nhờ sách vở mà phần lớn nhờ thể hội trong cuộc sống gian nan khốn khổ của mình. Truyện viết về số phận của Chương Vĩnh Lân một thanh niên trí thức bị quy chụp hữu phái đi từ trại cải tạo này đến trại cải tạo khác trong không khí đàn áp ngột ngạt và khủng bố ghê rợn của đấu tố và cách mạng văn hóa.Con người bị đày đọa tước đoạt hết mọi nhân quyền, kể cả cái quyền làm một sinh vật giống đực,bị tha hóa đến mức khi được làm một công nhân nông trường, được phép lấy vợ cũng không còn đủ năng lực của người đàn ông bình thường trong sinh hoạt vợ chồng. Hơn 20 năm trăn trở,suy tư,vật vã và bị cuộc đời, giằn vặt, xô đẩy, nhào nặn.
    Một xã hội tràn ngập không khí khủng bố, đảo điên, lừa dối, ngột ngạt hiện lên qua những người tù đàn ông và tù đàn bà. Những người tù và những kẻ coi tù,những người bị tố giác và những kẻ đi tố giác, qua lý tưởng cao đẹp của những trí thức giác ngộ chân chính và sự xa đọa của những kẻ khoác áo cách mạng đi thực hiện cái gọi là chuyên chính đối với những tù nhân bị gán tội kẻ thù giai cấp.
    Nhưng tác phẩm không dừng lại ở việc tố cáo cách mạng văn hóa mà đã đặt ra nhiều vấn đề nhân văn rộng lớn, có ý nghĩa nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, nhận thức lại chủ nghĩa Mác như chúng ta thường nói. Bản dịch của chúng tôi cố gắng cung cấp một lượng thông tin khiêm tốn đến bạn đọc, có gì sai sót mong bạn đọc vui lòng chỉ bảo. Tháng 01-1989 NXB LAO ĐỘNG
    .


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...