Luận Văn Một người Việt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    : Bạn thường nghe câu truyền miệng: “Một người Việt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua.” Bạn có đồng ý như vậy không? Trong trường hợp người Âu Mỹ, họ rất đề cao chủ nghĩa nghĩa cá nhân, vậy đối với người Nhât họ có thua không? Hãy biện luận quan điểm của bạn.

    Chúng ta thường hay nghe câu truyền miệng: “ Một người Việt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua.”
    Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng rất riêng, khiến chúng ta liên tưởng đến đầu tiên mỗi khi nhắc đến. Những đặc trưng đó có thể là những biểu tượng văn hóa của từng quốc gia như tháp Eiffel của Pháp, tương nữ thần tự do của Mỹ, Vạn lý trường thành của Trung Quốc, Sari của Ấn Độ, Kimono của Nhật Bản, Áo dài của Việt Nam , hoặc có thể là nét văn hóa đặc sắc như lễ hội Carnaval ở Brazil, điệu nhảy Flamenco hay các cuộc đấu bò tót ở Tây Ban Nha , có thể là các phong tục tập quán như phong tục té nước ở Lào, lễ hội ném cà chua La Tomatina của Tây Ban Nha, tục đeo khoen mũi ở Ấn Độ hay cũng có thể từ chính những người dân của quốc gia đó. Những suy nghĩ, quan điểm, hành động và kể cả tinh thần kỉ luật của người dân trong một quốc gia thường giống nhau theo một xu hướng nhất định. Sự giống nhau này chủ yếu được hình thành nên từ quá trình lịch sử lâu dài, các truyền thống văn hóa lâu đời hay là bắt nguồn từ nền tảng giáo dục của từng quốc gia. Có thể lấy ví dụ như:
    Đất nước Singapore nổi tiếng với sự kỉ luật của người dân, được hình thành nên từ hệ thống luật pháp nghiêm khắc.
    Người Nhật bản thì nổi tiếng với sự lễ phép, tinh thần tự giác và sự cầu toàn.
    Người Mỹ thì được biết đến với lối sống bận rộn và chủ nghĩa cá nhân.
    Người Bungary thì khác các dân tộc khác khi thể hiện sự không đồng ý bằng việc
    gật đầu.
    Vì những đặc trưng khác biệt và gần như mang tính đại diện đó mà chúng ta thường bắt gặp những sự so sánh giữa người dân các quốc gia với nhau, được suy ra từ hệ quả của những quan điểm và lối sống khác biệt của các quốc gia.
    Quay về với đất nước Việt Nam, khi nhắc đến con người Việt Nam, chúng ta thường được đề cao bởi những ưu điểm như: cần cù, chịu khó, học chóng hiểu, khéo chân tay, sáng dạ, nhớ lâu, có tính hiếu học, trọng học thức, tương thân tương ái, quý trọng lễ nghĩa, mến điều đạo đức, đoàn kết trong khó khăn Điều này được thể hiện trong suốt lịch sử của nước ta, từ thời các vua Hùng đến khi trải qua các cuộc kháng chiến cứu nước và đến các công cuộc xây dựng đất nước. Và cũng được minh chứng qua các tấm gương như Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát, hay
    Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Với những ưu điểm đó, khi đối mặt với khó khăn, các vấn đề phức tạp hay những điều mới mẻ, con người Việt Nam thường có khả năng thích ứng nhanh chóng và đồng thời tìm ra giải pháp nhanh chóng để vượt qua và giải quyết khó khăn. Hay như chúng ta thường nghe nói là “biến nghị lực thành sức mạnh”.
    Bên cạnh đó, người Nhật Bản lại nổi tiếng trên khắp thế giới về sự tự giác, kỉ luật và đoàn kết. Sự kỉ luật của người Nhật dù là bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay là từ văn hóa đều đã trở thành
    sự tự giác.
    Sự tự giác của người Nhật được xây dựng và vun đắp bởi hệ thống giáo dục Nhật Bản. Khi bước vào lớp 1, nếu như học sinh Việt Nam được giáo dục về sự tự cường dân tộc như: “Đất nước ta rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu, con người Việt Nam anh dũng cần cù” thì ở Nhật Bản, lời nhắc nhở đầu tiên dành cho học sinh là: “Đất nước chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, đầy những thiên tai như núi
    lửa, động đất, vì vậy mà các con phải ra sức học tập ”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...