Tiểu Luận một lối đi riêng của Nguyên Bình Phương

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: một lối đi riêng của Nguyên Bình Phương


    ​[TABLE="width: 473, align: right"]
    [TR]
    [TD]Một lối đi riêng của Nguyễn B́nh Phương
    04-11-2006 01:44:47 GMT +7
    [TABLE="width: 170, align: right"]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Ngồi là cuốn tiểu thuyết ra đời gần đây nhất của anh và cũng đang gây xôn xao dư luận về đủ thứ: t́nh dục, công việc, thân phận . Nguyễn B́nh Phương nói rằng anh sẽ kết thúc một lối viết sau tiểu thuyết này
    Có thể gọi là một cuộc hành tŕnh, một cuộc hành tŕnh chật vật và bền bỉ. Đó cú những cuốn tiểu thuyết của anh đến 9 năm mới được cấp giấy phép xuất bản, c̣n lại là 3-5 năm. Với một lối viết mới mẻ và tư duy tiểu thuyết rất lạ, Nguyễn B́nh Phương là gương mặt trẻ được giới phê b́nh và các nhà văn ghi nhận về những t́m ṭi mới.
    Viết như mộng du
    Đến giờ, một chặng đường của Nguyễn B́nh Phương được đánh dấu bởi năm tiểu thuyết: Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn và Ngồi. Năm tác phẩm ghép lại, sẽ là năm mảng của xă hội Việt Nam đương đại, với năm đám đông. Trong những đám đông ấy, có vô số con người, với vô số nghề, vô số tính cách. Người có tên, người không tên. Người xuất hiện với những cái tên khá xách mé. Người đến một lần và ở lại, người xuất hiện từ đầu đến cuối sách nhưng tên cứ mất dần mất dần. Hết thảy, hỗn tạp nhưng nhân bản, đấy là một lối tả đám đông rất đặc biệt ở Nguyễn B́nh Phương.
    Đám đông ấy, được soi bởi một lối tư duy vô thức. Người đọc có cảm giác như đang dơi theo một người mộng du đi trên một sợi dây, và phấp phỏng chờ điểm rơi của người ấy cho đến cuối truyện để rồi nhận những kết thúc bất ngờ và đau đớn.
    Có lần, một người bạn hỏi tôi rằng nếu phác thảo chân dung của Nguyễn B́nh Phương qua những ǵ được anh thể hiện trên trang giấy, th́ sẽ phác thảo như thế nào. Tôi nửa đùa nửa thật: “Thỡ anh cứ soi bóng anh xuống nước, sau đó anh ném một ḥn đá vào chiếc bóng của anh. Những ǵ anh nh́n thấy được, đó là chân dung của Nguyễn B́nh Phương”.
    Không lặp lại ḿnh
    Ngoài đời, Nguyễn B́nh Phương rất lành. Đi lên từ một người lính, không phải là người “kiờn nhẫn để viết văn cho thành nhà văn” mà ngay từ đầu, anh đă sớm định h́nh một lối đi. Cách nh́n của Phương khá độc đáo và sáng tạo. Thời viết Thoạt kỳ thủy, trên một căn gác nhỏ chỉ hơn 6 m2, Phương tâm sự rằng anh đă “vắt từng chữ, cứ vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần”. Cuốn tiểu thuyết hoàn thành, nhỏ nhỏ, xinh xinh nhưng không hề . dễ đọc.
    Một bức tranh vùng bán sơn địa hoang dă của Việt Nam sau chiến tranh được thể hiện dưới nhiều góc độ, nhiều mối quan hệ, có ước mơ đẹp và có sự hổ lốn. Những con người ở đấy, vẫn cũ như sau những lũy tre từ bao đời nhưng không hề cũ so với những trang viết của các bậc tiền nhân. Những câu chửi thề, những hành động b́nh thường, những câu thoại vẫn đầy trong cuộc sống . khi vào Thoạt kỳ thủy khiến người đọc giật ḿnh. Người đàn bà nh́n thấy máy bay Mỹ rống lên: "Tổ sư thằng Mỹ ăn hĩm cho bà". Một cô gái đoan trang, tỉnh táo nhất trong đám đông điên loạn, cuối cùng lại là kẻ điên nhất và biến mất một cách khó hiểu. Một nhà văn kỳ dị, cũng có ước mơ đấy, cũng có t́nh yêu đấy nhưng rồi cuối cùng chớnh cỏi thực tế lùng nhùng đă làm biến dạng và giết chết anh ta. Chật vật măi đến năm thứ 9, Thoạt kỳ thủy mới được xuất bản.
    Điều nhận thấy trong các tác phẩm của Nguyễn B́nh Phương là không có dấu hiệu lặp lại mỡnh dự rất nhất quán trong phong cách. Nếu như ở các tiểu thuyết khác là một cuộc sống đa chiều, vô ảnh, th́ ở Trí nhớ suy tàn lại là một bài thơ lạ và đẹp về Hà Nội. Một cô gái ra trường, không làm việc đúng với những ǵ ḿnh được học, luôn đối mặt với những cái bất b́nh thường trong cuộc sống và trong tỡnh yêu. Nguyễn B́nh Phương nh́n và đa nghi cái sự im lặng sau từng con phố cũ kỹ, sau cỏi trúc tàn của phồn hoa.
    Ngồi sẽ kết thúc một lối viết?
    Ngồi là cuốn tiểu thuyết ra đời gần đây nhất của anh và cũng đang gây xôn xao dư luận về đủ thứ: t́nh dục, công việc, thân phận . Nguyễn B́nh Phương nói rằng anh sẽ kết thúc một lối viết sau tiểu thuyết này: "Tôi sẽ đặt bút chấm hết một lối tư duy v́ thấy rằng cần phải kết thúc. Với năm cuốn được xuất bản, tôi hoàn toàn tự tin với lối viết của ḿnh, và cũng chẳng phải v́ chật vật trong việc xuất bản mà tôi nghĩ rằng nên dừng lại để t́m ṭi một hướng viết khỏc. Tụi đó “ngồi” và sẽ đứng dậy đi tiếp một quăng đường khác".
    Suy cho cùng, với Ngồi, các đám đông của Nguyễn B́nh Phương vẫn chưa thực sự hoàn thiện, người đọc vẫn muốn chờ ở anh một vài đám đông như thế nữa.
    Và Ngồi, Nguyễn B́nh Phương đă thành công trong việc xây dựng một điển h́nh nhân vật thời hiện đại, cuộc sống có nhiều bế tắc, muốn thoát ra nhưng bế tắc. Nhân vật Khẩn đầu truyện xuất hiện với dáng ngồi rất Phật, nhưng kết thúc truyện lại là kẻ ngồi xổm ven đường, cạnh cột đèn đỏ và soi ḿnh xuống một vũng nước bẩn. Ngồi, tưởng cho đỡ mệt mỏi, nhưng lại rơi vào trạng thái không đi được, cũng không đứng lên được. Sự cổ lỗ tinh thần khiến con người không theo kịp thời đại, ngồi lại cho người khác đứng và chạy.
    [TABLE="width: 90%, align: center"]
    [TR]
    [TD]"Cuộc sống của tôi và nhân vật không có liên quan nhiều. C̣n những nhân vật của tôi, gọi là méo mó, th́ đó là cái méo mó tự thân. Có người bảo tôi xây dựng nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn và tương lai vô định, nhưng tôi không nghĩ thế. Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy".
    (Nguyễn B́nh Phương)
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Hoàng Nguyên Vũ






    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    . Nền văn học Việt Nam sau 1975 đă và đang có những chuyển biến rất đáng ghi nhận. Đặc biệt từ năm 1990 đến nay, chúng ta đă biết đến những trang văn sắc lạnh của Nguyễn Huy Thiệp ("Không có vua", "Sang sông", "Những bài học nông thôn"); biết tới một Hồ Anh Thái với những trang văn hiện thực cắt mảng (Tự sự 265 ngày, Cơi người rung chuông tận thế); biết tới những thể nghiệm của Vơ Thị Hảo (Giàn thiêu), Phạm Thị Hoài (Mary Sến), Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa), và gần đây là "cú sốc" Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, v.v. Có những lối viết hấp dẫn thực sự, có những thể nghiệm c̣n chưa tới đích, song các nhà văn đều hết ḿnh trong một nỗ lực chung: làm mới văn chương. Và Nguyễn B́nh Phương cũng không phải là một ngoại lệ.
    Cái tên Nguyễn B́nh Phương không phải là mới đối với giới phê b́nh, nghiên cứu, nhưng với nhiều độc giả th́ đây là cái tên xa lạ. Anh sinh năm 1965, ở Thái Nguyên. Năm 1989 anh học trường viết văn Nguyễn Du, và hiện nay đang là biên tập viên của NXB Quân Đội.
    Nguyễn B́nh Phương sáng tác từ khi c̣n rất trẻ. Anh có những tập thơ: Khách của trần gian (NXB Văn Học, 1986), Xa thân (1997), Lam chướng (1992). Đặc biệt, Nguyễn B́nh Phương được biết đến nhiều với hàng loạt tiểu thuyết: Vào cơi ( NXB Thanh Niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (NXB văn học 1994), Người đi vắng (NXB văn Học 1999), Trí nhớ suy tàn ( NXB Thanh Niên 2000) và gần đây là Thoạt kỳ thuỷ (NXB Văn Học, 2005). Ngoài ra, anh c̣n nhiều truyện ngắn đăng rải rác ở các báo, các trang web văn học.

    2. Đi vào tác phẩm của Nguyễn B́nh Phương ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nh́n hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ
    Nguyễn B́nh Phương thường hướng ng̣i bút vào những mảnh vỡ hiện thực, những "tiểu tự sự" của cuộc sống hiện đại. Nếu như đích đến của các cây bút trước 1975 là những "đại tự sự", những sự kiện lịch sử, chính trị lớn lao bao quát toàn bộ đời sống con người th́ đích đến của ng̣i bút Nguyễn B́nh Phương lại là hiện thực phân mảnh, hiện thực bị xé lẻ, phân tách (và v́ thế nhiều khi ta không biết bắt đầu tóm tắt tác phẩm của anh từ đâu), Nguyễn B́nh Phương không vuốt ve hiện thực, cũng không ảo tưởng về nó. Ng̣i bút của anh không ưa những "đại tự sự". Trong tác phẩm của anh ta thấy không c̣n tồn tại những bức tranh hiện thực lớn lao, những h́nh tượng kỳ vĩ. Tác phẩm của anh có khi chỉ đơn giản là giấc mơ của một kẻ điên loạn, h́nh ảnh của một con cú trôi dọc triền sông (Thoạt kỳ thuỷ), lễ gọi hồn người chết ("Chị em Nhiêu, Quỳnh nọ Quỳnh kia và con mèo tam thể"), những kẻ đi t́m kho báu (Những đứa trẻ chết già), sự suy tàn của trí nhớ (Trí nhớ suy tàn). Rất nhiều hiện thực đời sống được đan chéo, gài lồng, móc nối trong một dung lượng câu chữ hạn hẹp (Thoạt kỳ thuỷ: 167 trang, Trí nhớ suy tàn: 133 trang, Những đứa trẻ chết già: 311 trang). Ở "Chị em Nhiêu, Quỳnh nọ Quỳnh kia và con mèo tam thể", ng̣i bút Nguyễn B́nh Phương đă xoá sạch những "đại tự sự". Câu chuyện gọi hồn là tiêu điểm của tác phẩm. Tác phẩm mở đầu và kết thúc lửng lơ, mờ ảo, hư hoặc (mặc dù có sự xuất hiện của nhân vật, có lai lịch, có những cái chết, có công an điều tra .). Tác phẩm khiến người đọc suy ngẫm và thảng thốt măi v́ không thể phân định đâu là thực đâu là hư, đâu là nguyên nhân của hàng loạt cái chết trong tác phẩm. Trong Trí nhớ suy tàn, tác giả lại xây dựng cho mỗi nhân vật một mảng hiện thực riêng biệt. Mỗi nhân vật tự đóng khung trong thế giới của ḿnh. Có tới trên 20 nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm nhưng h́nh như họ không có liên hệ với nhau. Ta như bước vào thể giới không h́nh người (mặc dù có đám đông), bước vào những trang văn không nhân vật (mặc dù có trên 20 cái tên được nhắc đến). Tác giả tái hiện thực tại thông qua cái nh́n của Huyền. Nhưng cái nh́n của cô mờ nhạt, xa xôi, nhoè nhoẹt, v́ cô đă đánh mất mọi ư niệm về đời sống, thời gian, không gian, t́nh yêu, t́nh dục. Cuối cùng cô đă tự ḿnh cởi trói thoát khỏi sự ràng buộc, chỉ có một ám ảnh vẫn theo đuổi "Trí nhớ đang suy tàn ghê gớm". Bước vào thế giới của Những đứa trẻ chết già ta thấy hiện thực chỉ c̣n là những biến cố xung quanh một cái làng nhỏ bé — làng Linh Nham. Ở đó các nhân vật mê mải, quay cuồng trong cuộc hành tŕnh đi t́m kho báu. Khi họ ngộ ra nhiều điều cũng là lúc họ hoang mang tột cùng trước thế giới đổ nát, hoang tàn. Tất cả các mối quan hệ không t́m thấy sự móc nối: Tiến quắt chết; Hương đớn đau thắt ruột; Ông Tŕnh chới với hoảng loạn; Quư cụt ra đi; Loan day dứt; ông Liêm bàng hoàng; c̣n Hải th́ im ĺm, câm lặng.
    Hiện thực phân mảnh được dựng lên đặc biệt gây ấn tượng trong Thoạt kỳ thuỷ. Hiện thực đời sống trong tác phẩm này đă bị thái nhỏ, nhàu nát, chắp nối. Các nhân vật quằn quại trong nỗi niềm ẩn ức riêng. Tính chỉ biết sống trong thế giới hoang tưởng, điên loạn: Thích máu, thích chơi với người điên, thích giết người. Hiền — quay cuồng giữa một bên là mối dây ràng buộc nghiệt ngă (làm vợ kẻ điên) một bên là những thèm khát của tuổi thanh xuân; Bà Liên ngụp lặn trong những tháng ngày đằng đẵng buồn tẻ, ơ hờ bên một người chồng như không tồn tại trên đời; Hưng — thương binh cụt tay, tàn tạ đến mức không c̣n nh́n thấy h́nh hài. Đó c̣n là Điền, Phùng, Khoa, Nheo, Phước giăy giụa trong một mớ ḅng bong những ràng buộc vô h́nh của cuộc sống, trong những khao khát không gọi thành tên, trong những ẩn ức không thể giải toả. Chỉ có những tiếng đập đá là dội lên chát chúa giữa khung cảnh Linh Nham im ĺm, ma mị — những âm thanh sầu năo, thê lương của một thế giới bị quên lăng. Một biểu hiện rất dễ nhận thấy của hiện thực phân mảnh trong Thoạt kỳ thuỷ đó là cách dựng lời thoại. Những lời thoại trong tác phẩm này hầu hết đều không nhằm mục đích thiết lập quan hệ, cũng không làm cho đối tượng giao tiếp xích lại gần nhau. Chẳng hạn cuộc hội thoại giữa Tính và Hiền (hai kẻ sắp lấy nhau):
    — Cắn công cống thích lắm !
    — Bố anh c̣n gặm chén không?
    — Mắt chó vàng như trăng!
    — Em về đây!
    Tính nuốt nước bọt:
    —Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ?
    (Thoạt kỳ thuỷ, trang 36)
    Quả thực mỗi lời thoại thu ḿnh trong thế giới của chính nó. Chúng rời rạc, thiếu ăn nhập, phi logic. Không chỉ có thế, Nguyễn B́nh Phương c̣n dồn ư tứ trong những câu văn ngắn. Anh thường dùng câu đơn; các câu ghép th́ được chẻ ra thành nhiều vế ngắn, rời rạc, nhấm thẳng, đứt đoạn đến "khó chịu"; giảm thiểu các từ quan hệ, tránh lối lập luận. Mỗi câu văn tồn tại độc lập đơn côi như một ốc đảo, một thế giới riêng:
    Tính bĩu môi đứng dậy. Hiền níu lại, nh́n quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực ḿnh. Tính chụm các ngón tay thành h́nh con dao nhọn chạm vào cổ vợ. Hiền nấc lên tuyệt vọng, Tính nheo mắt, môi dưới giật giật như muỗi đốt. Hiền phanh áo, cúi gập người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền xây xước, rớm máu. Tính quệt tay vào máu trên đá, thè lưỡi nhấm, mặt bừng sáng. (Thoạt kỳ thuỷ , trang 113)
    Như thế cũng có nghĩa là Nguyễn B́nh Phương không có ư định hàn gắn lại, sắp xếp lại thế giới đổ nát, không mong muốn đưa chúng về quy củ, toàn vẹn như nó vốn có. Khác với các cây bút trước 1975 luôn cố công sắp xếp, lắp ghép lại hiện thực, Nguyễn B́nh Phương lại chấp nhận những mảnh vỡ của hịên thực, coi sự tồn tại của chúng là tất yếu. Cũng có thể nhiều người thấy lạ, thấy không quen, thậm chí dị ứng trước lối viết của anh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ có một thời người ta đă quen với những "đại tự sự", những hiện thực tṛn trịa, đẹp đẽ với những cung bậc nhịp nhàng, uyển chuyển. Ta có thể thấy Nguyễn B́nh Phương (và bên cạnh đó c̣n là Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh .) đă có cảm quan mới mẻ về hiện thực. Anh không phải gồng ḿnh lên (như một số cây bút trước đây) để tô vẽ, công kênh hiện thực mà đă nh́n nó bằng một con mắt tỉnh táo. Ng̣i bút của anh đă hướng tới hiện thực đa chiều phức tạp và chấp nhận nó, coi đó là một phần không thể khác được của cuộc sống — đó là một cái nh́n biện chứng về hiện thực.

    3. Để góp phần thể hiện thực tại phân mảnh, Nguyễn B́nh Phương đă tạo ra một cấu trúc xoắn kép nhiều mạch chạy song song. V́ vậy cũng có thể nói cấu trúc xoắn kép là một đặc điểm nổi bật trong tác phẩm Nguyễn B́nh Phương.
    Thường th́ các tác giả trước 1975 vẫn sáng tác theo mạch truyện tuyến tính. Bao giờ tác phẩm cũng là một sự thống nhất cao độ từ chi tiết, nhân vật, không gian, thời gian, mở đầu, kết thúc. Nguyễn B́nh Phương và một số cây bút đương đại lại không đi theo lối kết cấu cũ. Anh đă phá tung mọi đường biên, rào cản để tạo ra sự tự do tối đa cho tác phẩm. Ở đó, các mạch truyện đan xen, móc nối nhằng nhịt: có những tác phẩm hai mạch chạy song song đến cuối tác phẩm đă hoà vào một mạch chung; có những tác phẩm được xây dựng nên bởi rất nhiều mạch tạo thành kiểu đa giọng điệu độc đáo.
    Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được xây dựng bởi hai mạch. Một mạch (mang tên gọi vô thanh) kể về cuộc hành tŕnh không có điểm khởi đầu của bốn con người trên một chiếc xe trâu và bản thân họ không hề có liên quan đến nhau. Họ cùng ngồi với nhau trên chiếc xe chậm chạp, lóc cóc dịch chuyển từng bước và mỗi người hướng tới một thế giới riêng. Ḍng suy tưởng của nhân vật "ông" được thể hiện rơ nét nhất với những bi kịch đau đớn nhiều khi không thể lư giải trong cuộc đời. Ba người đàn ông c̣n lại được hiện lên qua những lời thoại rời rạc đứt nối và hầu như không hề được tái hiện ḍng suy tưởng. Bốn con người đồng hành nhưng không có một đích đến cụ thể nào, các lời thoại rời rạc đan xen với h́nh ảnh của quá khứ khiến cho người ta như bước vào một "ma trận". Đây chính là một "màn" vô thanh rợn ngợp không có điểm dừng.
     
Đang tải...