Tài liệu Một cuốn ngọc phả nhiều giá trị lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một cuốn ngọc phả nhiều giá trị lịch sử



    Cuốn Đinh tộc ngọc phả được ông Đinh Quốc Bảo tìm thấy ở Trung Quốc. Cuốn phả thuật lại khá tường tận cuộc đời, gia thế của danh tướng Đinh Liệt thời Lê Lợi. Không chỉ có vậy, cuốn gia phả còn cung cấp nhiều chi tiết lịch sử mới về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng triều đình nhà Lê.

    Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông. Đinh Liệt ngay từ nhỏ đã giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong Bút Ký Hồng Mai . Hồng Mai là tên gọi vui mà thân phụ đặt cho ông. Ông còn có Đinh Liệt Di Cảo . Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra Ngọc phả họ Đinh . Ngọc phả họ Đinh còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ.

    Ngọc phả họ Đinh ghi sự việc từ khi Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt còn nhỏ, được thân phụ mời người bạn thân là cụ Trần Lãm một Thái học sinh đời Trần dạy Văn và được cụ Trần Quốc Đạt một vị tướng cũng thời Trần dạy võ. Sau đó là ngọn lửa bùng lên ở đất Phật Hoàng, ngọn lửa rực rỡ suốt 10 năm chống giặc Minh. Cuốn Ngọc phả họ Đinh ghi lại những chương hào hùng nhất trong cuộc đời chống ngoại xâm phương Bắc của Đinh Liê.t. Tiếp đấy là những chương văn trị, võ công kiến thiết triều Hậu Lê với vai trò đặc biệt của ông.

    Theo cụ Nguyễn Minh Hiệu (một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa lão thành ở Thanh Hóa và là người rất quan tâm đến quyển phả này) đã để nhiều năm cùng ông Đinh Quốc Bảo nghiên cứu quyển phả thì vào khoảng thập kỷ 80 của Thế kỷ 18, họ Đinh ở Thanh Đàm (Thanh Trì) về Đông Cao lễ tổ đã mượn quyển ngọc phả này đem ra Thanh Đàm. Sau đó quyển phả bị mất.

    Tháng 10 năm 1953, ông Đinh Quốc Bảo (1924 - 1996) một người con cháu họ Đinh Công Cao, tinh thông chữ Hán và Bạch Thoại, công tác ở Trung Quốc tình cờ tìm thấy Đinh tộc ngọc phả trong một thư viê.n. Ông Bảo đã nhờ anh sinh viên trường đại học Tổng hợp Quách Hòa mượn hộ và ông vội vàng chép trong 3 ngày đêm. Từ đó, cho đến khi tạ thế (1996), ông Bảo không rời quyển phả. Ông đã nhờ nhiều nhà khoa học góp ý và đã dịch xong quyển phả, chép lại lần cuối cùng vào năm 1989. Ông Bảo đã tặng một số bạn bè có công nghiên cứu quyển phả với ông và để lưu 2 quyển tại Đông Cao. Hiện nay chúng tôi có trong tay cả bản dịch lẫn bản chữ Hán mà ông Đinh Quốc Bảo mang từ Trung Quốc về. Ông Đinh Quốc Bảo đã chép quyển ngọc phả vào 5 quyển vở học sinh loại 56 trang khổ 23 x17cm kẻ ly bìa xanh mà ta thường gặp ngày trước và một số tờ rời, chữ ông Bảo chép nhỏ, chúng tôi đếm thử trang số 5, quyển số 1 được 584 chữ . về bản dịch của ông Đinh Quốc Bảo với bản chữ Hán có nhiều chỗ dịch thoát rất hiện đại, cốt để con cháu trong họ hiểu đươ.c. Chính vì rất quan tâm đến việc dịch quyển phả này nên nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hiệu đã có ý định dịch lại quyển phả để công bố và ông đã dịch thử 2 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...