Tài liệu Một cuộc cách mạng thực hiện ba chức năng lịch sử, mang dấu ấn thời đại

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một cuộc cách mạng thực hiện ba chức năng lịch sử, mang dấu ấn thời đại




    Có những sự kiện lịch sử khi thời gian càng lùi xa, người ta nhận thấy tầm vóc, ý nghĩa của nó càng lớn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta là một trong những sự kiện vĩ đại đó, đã đồng thời thực hiện được 3 chức năng lịch sử.


    Trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử nhân loại chỉ có những cuộc cách mạng vô sản mới có thể đáp ứng đồng thời nhiều đòi hỏi của lịch sử mang tính thời đại. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã thực hiện đồng thời ba chức năng lịch sử: giải phóng dân tộc; giải phóng xã hội và giải phóng con người.


    Trước hết, về giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm, và sự cai trị của phát-xít Nhật, giành lại độc lập cho dân tộc.


    Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc nhân dân ta đã bao lần đứng lên lật đổ sự thống trị của quân xâm lược nước ngoài, giành lại độc lập dân tộc. Đầu công nguyên đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tiếp đó là khởi nghĩa của Bà Triệu, của Lý Bí (thế kỷ VI), của Khúc Thừa Dụ (thế kỷ thứ X), của Lê Lợi (thế
    kỷ XV) . Nếu như các cuộc khởi nghĩa trước đây, kẻ thù xâm lược - thống trị có cùng một trình độ phát triển, cùng một hình thái kinh tế - xã hội với Việt Nam, thì khi tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta, lực lượng cách mạng phải đối diện với thực dân Pháp - là một trong số các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển bậc nhất vào thế kỷ XIX, XX. Hơn thế, trong cuộc cách mạng này, dân tộc ta lại phải đương đầu với chủ nghĩa phát-xít và lực lượng đồng minh, mà thực chất là liên minh giữa các cường quốc đang chi phối đời sống chính trị quốc tế lúc đó.



    ao nhất với chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ.














    Ở vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta đứng trước ba kịch bản lịch sử: Một là, thực dân Pháp tập hợp lực lượng và sẽ đưa thêm quân viễn chinh vào cướp lại nước ta một lần nữa, trên danh nghĩa là lực lượng đồng minh thắng trận. Hai là, theo sự điều phối của phe Đồng minh, quân Tưởng sẽ kéo vào cát cứ ở miền Bắc, quân Anh sẽ kéo vào cát cứ ở miền Nam. Lúc đó không
    loại trừ Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài, trở thành thuộc địa của một trong các quốc gia thuộc phe Đồng minh, thành “quốc gia ủy trị” của Liên hợp quốc! Và ba là, chớp thời cơ, đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập dân tộc. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã sáng suốt lựa chọn phương án ba - khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát-xít Nhật, đập tan âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân
    Pháp. Đồng thời đặt phe Đồng minh trước một sự thật đã rồi “Nước Việt Nam độc


    lập đã ra đời”.




    Như vậy là nền độc lập của dân tộc Việt Nam không phải là “chiến lợi phẩm” của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát-xít. Đó cũng không phải là “tặng phẩm” hào phóng của các cường quốc chiến thắng trao lại cho chúng ta, mà là thành quả đấu tranh anh hùng của một dân tộc đã ý thức được quyền dân tộc tự quyết, được xem là quyền tự nhiên của mình, đồng thời nắm trong tay chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát-xít, bảo vệ phẩm giá con người. Trong Tuyên ngôn độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, sau khi trân trọng trích lại Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp năm 1789, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(1).

    Để khẳng định cơ sở pháp lý và chính nghĩa cuộc đấu tranh của dân tộc ta, Người nhấn mạnh: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp .


    Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(2). Ở vào thời điểm trước khi Liên
    hợp quốc ra đời, Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam về khách quan đã góp phần quan trọng vào nguyên tắc “bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước thành viên” của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời trở thành nền tảng của công pháp quốc tế đương đại.


    Thứ hai, về giải phóng xã hội, Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chế độ thực dân


    - phong kiến, khai sinh chế độ xã hội mới - Chế độ dân chủ cộng hòa - Chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Khác với các cuộc cách mạng, khởi nghĩa trong lịch sử dân tộc cũng như các cuộc cách mạng dân chủ tư sản chỉ làm thay đổi các vương triều hoặc thay đổi giai cấp thống trị này bằng giai cấp thống trị khác, còn người dân rút cuộc vẫn chỉ là những người bị áp bức, bóc lột, Cách mạng Tháng Tám đã thay đổi số phận của cả dân tộc.


    Đúng như V.I. Lê-nin đã chỉ ra, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, sự áp bức giai cấp đồng thời trở thành áp bức dân tộc. ở các nước thuộc địa, tất cả mọi người, bất kể ai, thuộc giai tầng nào đều có chung một số phận: nô lệ. Bởi vậy, có thể nói, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ ách nô lệ, trả lại tự do, quyền bình đẳng, phẩm giá cơ bản cho tất cả mọi người Việt Nam.


    Không phải ngẫu nhiên cuộc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc ta đã trở thành một dấu ấn mang tính thời đại. Cuộc cách mạng này đã được Nguyễn Ái Quốc
    (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) chuẩn bị về lý luận từ trước. Người đã nghiên cứu các


    cuộc cách mạng điển hình trên thế giới - đó là cách mạng giành độc lập của Mỹ,

    cách mạng dân chủ tư sản Pháp và cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Nguyễn ái Quốc đã chỉ ra rằng, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”(3). Với Người, một cuộc cách mạng thành công, cách mạng “đến nơi”, nghĩa là: “cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”(4) và dân chúng phải “được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật .”(5).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...