Đồ Án Monitoring sự biến động môi trường rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng côn

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1 Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những năm gần đây, diễn biến của hiệu ứng nhà kính ngày càng phức tạp, hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu đã và đang làm cho những khối băng khổng lồ ở Bắc Cực và nam Cực tan nhanh khiến cho nước biển dâng nhanh hơn thế kỷ trước nhiều. Đây là mối đe doạ đối với các nước có địa hình thấp. Theo đánh giá của Ban Liên chính phủ về biển đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam và Bangladesh là hai nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất do nước biển dâng. ở Việt Nam, thực tế cho thấy: Khi những cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta trong 3 năm vừa qua, ở những tuyến đê tuy có kết cấu yếu, xây đắp bằng đất nện, nhưng nhờ có các dải rừng ngập mặn(RNM) che chắn đê vẫn đứng vững vàng trước sóng gió. Trong khi đó, ở một số địa phương như ở Cát Hải (Hải Phòng), Hậu Lộc(Thanh Hoá), những nơi rừng ngập mặn phòng hộ bị suy thoái nặng do bị chặt phá hoặc bị chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế khác, những tuyến đê kiên cố được xây đắp bằng bê tông hoặc kè đá đã không chịu đựng được sóng gió và đã bị phá hủy nhiều đoạn.
    Hải Phòng là một trong những tỉnh có diện tích phân bố RNM.Tuy diện tích không nhiều (3.719,9 ha-năm 2006) nhưng nó là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường, đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, RNM cũng rất nhạy cảm với tác động của con người và thiên nhiên (Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Duy Minh. 2004)
    Một số năm trước đây, RNM ở Hải Phòng bị suy thoái rất nhiều do tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven bờ, các chủ rừng đã khoanh nuôi, đắp đầm nuôi trồng thuỷ sản làm suy giảm một phần hệ sinh thái RNM. Sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt là nguyên nhân gây ra các hậu quả về sinh thái-môi trường như: gây ô nhiễm môi trường, diện tích đất thoái hoá ngày càng nhanh, nước mặn lấn sâu vào nội địa làm giảm năng suất cây nông nghiệp, nguồn giống tôm cua giảm, môi trường sinh sản và phát triển của nhiều loài hải sản bị suy thoái; bão táp phá đê, nhà cửa, đời sống của người dân ven biển bị đe doạ nghiêm trọng.
    Dữ liệu viễn thám với đặc điểm đa thời gian và phủ trùm khu vực rộng là một công cụ hữu hiệu cho nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật ngập mặn và đã được thế giới sử dụng từ nhiều năm nay trong lĩnh vực này (Rubi Hernández Cornejo1 2000; B. Satyanarayana 2001; Martin Béland1* 2001), F. BONN (2006) ; Macintosh, D. J., 1, et al. (1999); Ferdinand Bonn, Pham Van Cu (2001)). Ở nước ta đã có nhiều công trình ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu lớp phủ thực vật ngập mặn như :
    (Lê Thị Vân Huế, 2001; Phạm Văn Cự, 2001; Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1997; Nguyễn Hoàng Trí et al, UNESCO, 2004
    Nghiên cứu các phương pháp quan trắc (monitoring) sự biến động môi trường rừng ngập mặn là thiết thực góp phần theo dõi, đánh giá hiện trạng nhằm giám sát và dự báo sự biến động của loại tài nguyên quí giá này trong quần thể sinh thái ven biển Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Để tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trường rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS”được lựa chọn là xuất phát từ yêu cầu thực tế đó.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
    Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hiện trạng và đánh giá biến động lớp phủ thực vật ngập mặn bằng công nghệ viễn thám .
    Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
    + Xây dựng tổng quan về hiện trạng lớp phủ thực vật ngập mặn ở Việt Nam nói chung và ở ven biển Hải Phòng nói riêng.
    +Tìm hiểu tình hình ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu RNM trên thế giới và ở Việt Nam .
    +Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ và dữ liệu ảnh vệ tinh vùng nghiên cứu
    + Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xử lý và đánh giá biến động
    + Xử lý các dữ liệu ảnh vệ tinh của một số thời điểm chụp vùng nghiên cứu
    + Thành lập bản đồ, biểu đồ về lớp phủ thực vật ngập mặn và bản đồ biến động giữa hai thời điểm ở khu vực nghiên cứu.
    + Đánh giá sự biến động của lớp phủ thực vật ngập mặn tại khu vực nghiên cứu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thảm thực vật ngập mặn trong khu vực Đỡnh Vũ và khu vực bói Nhà Mạc thuộc tỉnh Hải Phũng.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn:
    - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng đến biến động lớp phủ thực vật ngập mặn.Lớp phủ thực vật ngập mặn được xem xét, nghiên cứu như là một đối tượng của lớp phủ bề mặt.
    - Về không gian: Tập trung 2 khu vực Đình Vũ và bãi Nhà Mạc ven biển Hải Phòng.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...