Luận Văn môn quản trị xuất nhập khẩu &quot Nghiệp vụ Thuê Tàu&quot

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    ˜˜
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để hòa nhập vào xu thế chung không một quốc gia nào không tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hóa giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Nam Á, bên bờ Thái Bình Dương với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có đường bờ biển dài. Nhờ vị trí có điều kiện tự nhiên lý tưởng này mà hàng năm Việt Nam xuất và nhập khẩu khoảng 95 triệu tấn hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của vận tải biển đối với sự phát triển giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.
    Trong vận tải đường biển, tùy theo bản chất của hàng hóa mà chủ hàng thuê những loại tàu thích hợp để vận chuyển chúng đến địa điểm theo quy ước. Hiện nay, trong hàng hải quốc tế có 3 hình thức thuê tàu phổ biến, đó là thuê tàu chợ, tàu chuyến và tàu định hạn. Song đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhìn chung nghiệp vụ thuê tàu còn khá phức tạp, đòi hỏi người thuê tàu phải có sự am hiểu cả về chuyên môn lẫn thị trường thuê tàu. Thuê tàu là hoạt động không thể tách rời chuỗi hoạt động thương mại quốc tế. Cũng chính vì những lý do trên mà nhóm đã chọn đề tài Nghiệp vụ thuê tàu làm mục tiêu nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu về thuê tàu đường biển; các phương thức thuê tàu và quy trình nghiệp vụ thuê tàu.
    - Tìm hiểu về những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi đi thuê tàu, từ đó tìm ra lý do các doanh nghiệp Việt Nam lại ngại trong việc thuê tàu đường biển. Và có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những hạn chế trong các phương thức thuê tàu.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu nghiệp vụ thuê tàu gồm: Phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến
    - Phạm vi nghiên cứu: Việc thuê tàu (tàu chợ, tàu chuyến) trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Tham khảo sách, giáo trình, báo, các trang mạng, Nghiên cứu về các phương thức thuê tàu, qua đó tìm hiểu những vấn đề thực tiễn khi thực hiện quy trình thuê tàu trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam để từ đó có thể đưa ra những lưu ý đối với một số vấn đề khó khăn liên quan tới các phương thức thuê tàu.
    5. Kết cấu đề tài
    Gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận
    - Chương 2: Thực tiễn liên quan tới nghiệp vụ thuê tàu tại Việt Nam
    - Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...