Thạc Sĩ Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở Đồn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong thời đại ngày nay, lợi thế Phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự
    nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn
    cho thấy, từ phương diện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người,
    không ngừng nâng cao vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Kinh
    nghiệm một số quốc gia Phát triển khẳng định chiến lược ưu tiên Đầu tư có định hướng
    cho con người thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu một số lĩnh vực xã hội: giáo dục, y tế,
    an sinh Xã hội và xoá đói giảm nghèo đã làm nên những bước tiến thần kỳ trong tăng
    trưởng kinh tế và đổi mới xã hội.
    Năm 1990, Báo cáo Phát triển con người UNDP đã đưa ra một phương pháp, một
    cách tiếp cận theo những tiêu chí mới trong việc đánh giá sự Phát triển con người thông
    qua chỉ số HDI. Trong quá trình Xây dựngPhát triển đất nước ta, Phát triển con
    người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt trong mọi chính sách của Đảng
    và Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã xác định một trong
    những mục tiêu cụ thể của Chiến lược Phát triển kinh tế - Xã hội 10 năm 2001-2010 là:
    “Nâng lên đáng kể chỉ số Phát triển con người (HDI) của nước ta”. [I, tr.160]. Điều đặc
    biệt là lần đầu tiên chỉ số Phát triển con người HDI đã cùng những chỉ tiêu tăng GDP
    trở thành mục tiêu chiến lược của cả đất nước, cả dân tộc.
    Để thực hiện được mục tiêu đó, xem xét, phân tích mối tương quan giữa hai chỉ
    số HDI và GDP là rất cần thiết cho việc xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện thích hợp.
    Ngoài ra, giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành
    chỉ số Phát triển con người. Chỉ số Phát triển giáo dục phản ánh trạng thái Phát triển
    giáo dục trong mối Quan hệ với các khía cạnh của Phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên
    cứu mối tương quan giữa chỉ số giáo dục và chỉ số Phát triển con người, cũng như giữa
    chỉ số Phát triển giáo dục và chỉ số Phát triển kinh tế nhằm phản ánh giáo dục là mục
    tiêu của quá trình phát triển.
    Giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn nằm ở vị trí thấp nhất trong bản đồ
    giáo dục cả nước. Chỉ số Phát triển con người HDI của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu 2
    Long chủ yếu ở nhóm trung bình. Tăng trưởng GDP luôn cao hơn mức trung bình cả
    nước. Và như vậy, tìm hiểu mối tương quan giữa chỉ số Phát triển con người, chỉ số
    Phát triển kinh tế và chỉ số Phát triển giáo dục để tìm hiểu có sự nghịch lý hay không.
    Từ đó đưa ra những kiến nghị, định hướng Phát triển kinh tế - Xã hội một cách hợp lý
    nhất trong giai đoạn tới nhằm làm cho người dân đồng bằng được hưởng thụ cuộc sống
    hạnh phúc và bền vững hơn.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích

    Tìm hiểu, củng cố những lí luận về quan niệm Phát triển con người và vai trò
    của chỉ số Phát triển con người HDI cũng như các chỉ tiêu thành phần của chỉ số HDI.
    Nghiên cứu, đánh giá thực trạng Phát triển chỉ số Phát triển con người ở vùng
    Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Tìm hiểu, phân tích mối tương quan giữa các chỉ số Phát triển con người, phát
    triển kinh tếPhát triển giáo dục.
    Đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số Phát triển con người
    cũng như để đạt được mối tương thích cao hơn trong giai đoạn tới.

    2.2. Nhiệm vụ

    Cung cấp được các kiến thức nền tảng về chỉ số HDI; tạo ra được sự thống nhất
    về cơ sở phương pháp luận cho việc tính chỉ số HDI áp dụng ở Việt Nam nói chung và
    vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.
    Tính toán, đánh giá và so sánh hiện trạng Phát triển các chỉ số ở vùng Đồng bằng
    Sông Cửu Long với các vùng khác và cả nước.
    Đánh giá mối tương quan qua lại giữa các chỉ số Phát triển con người, Phát triển
    kinh tếPhát triển giáo dục với các vấn đề đặt ra:
    + Mức độ tương thích của các chỉ số này;
    + Ý nghĩa của mỗi chỉ số vào đóng góp tăng lên của HDI;
    + Sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau theo chiều thuận hay nghịch;
    + Những nhận xét, quan điểm, kiến nghị nào được đưa ra

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những chỉ số Phát triển con người
    HDI; chỉ số tăng trưởng kinh tế mà đại diện là chỉ tiêu GDP, GDP/người và chỉ số phát
    triển giáo dục trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Đề tài nghiên cứu với nguồn dữ liệu cơ bản là năm 1999 và 2004, dựa trên Báo
    cáo Phát triển con người Việt Nam 2001 và 2006 điều tra đến từng tỉnh thành phố của
    cả nước. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nguồn số liệu từ Niên giám thống kê hàng
    năm của các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Dựa trên số liệu gộp với các quan sát là 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu
    Long trong giai đoạn 1999-2004, đề tài áp dụng hàm Forecast để mở rộng nghiên cứu
    mối tương quan giữa các chỉ số đến năm 2007.

    4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    4.1. Hệ thống quan điểm

    - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được
    xem là đặc trưng của Địa lý học. Đó là khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải
    đặt chúng trong mối Quan hệ về không gian. Quan điểm này luôn chiếm được sự đồng
    thuận cao bởi trong thực tế các sự vật và hiện tượng Địa lý luôn luôn có sự phân hóa về
    mặt không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong quá
    trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu
    Long trong mối Quan hệ không gian của vùng và của vùng với các vùng khác trong cả
    nước để so sánh và đánh giá.
    - Quan điểm hệ thống: Con người và sự Phát triển con người, cũng như các quá
    trình vận động, Phát triển kinh tế - Xã hội không phải là một quá trình đơn lẻ, độc lập
    mà còn gắn kết với các quá trình vận động tự nhiên, Xã hội khác. Chúng là bộ phận cấu
    thành của hệ thống kinh tế - Xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và Phát triển không
    ngừng, do đó, phải xem xét trên quan điểm hệ thống.
    - Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh: Các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động
    Phát triển của mình không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự thay đổi
    theo thời gian. Đặc biệt là vấn đề con người luôn có sự đa dạng và biến đổi phức tạp.
    Sự Phát triển con người từ quan niệm, nhận thức, bản chất, thái độ đối xử . với vấn đề 4
    này trong quá khứ luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình đánh giá trong hiện tại
    và tương lai. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luôn được xem xét trong mối liên hệ quá
    khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian, đảm bảo
    được tính logic, khoa học và chính xác.
    - Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững: Quá trình Phát triển của con người
    luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con người cũng có những tác
    động làm biến đổi môi trường xung quanh. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
    con người trong quá trình Phát triển của mình cần phải quán triệt quan điểm sinh thái
    Phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Phát triển con người phải đi đôi với phát
    triển kinh tế, công bằng Xã hộiPhát triển môi trường bền vững, mục đích cuối cùng
    là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

    4.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là một phương pháp rất quan trọng
    trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở sưu tầm nhiều nguồn tài liệu
    khác nhau, chúng ta tiến hành chọn lọc và xử lý nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy
    nhất phục vụ hiệu quả cho đề tài.
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp: dựa trên việc phân tích nguồn tài liệu đã
    có cũng như những nhận định quan sát từ thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn
    diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy
    đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đặt ra.
    - Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa
    lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và
    toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.5,
    dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối
    Quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.
    - Phương pháp khảo sát: là phương pháp cần thiết để tăng thêm độ tin cậy của các
    nguồn tài liệu thu thập và tính khách quan cho đề tài.
    - Phương pháp lượng hoá: làm tăng tính định lượng trong khi lập luận nghiên cứu
    các sự vật, hiện tượng địa lý, sẽ làm giảm đi sự suy đoán định tính. 5
    - Phương pháp dự báo: Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính
    toán từ các số liệu đã thu thập được và sự Phát triển có tính quy luật của các sự vật,
    hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
    - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính
    khoa học và đưa ra được những dự báo chính xác, hợp lí . cần phải tham khảo ý kiến
    của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu về con người, nguồn nhân lực, về kinh tế
    học giáo dục .

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    Nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa và mang tính thực tiễn, tính nhân văn cao, vì
    các lý do sau:
    - Giải thích một cách khoa học mức đóng góp của tăng trưởng kinh tế vào việc
    tăng lên của chỉ số HDI; cũng như biểu đạt phần đóng góp của nhân tố giáo dục vào
    chỉ số HDI. Sự đóng góp là hợp lý hay không;
    - Nhận định được tiềm năng của giáo dục có thể tác động vào sự gia tăng của
    thu nhập kinh tế;
    - Tạo một cơ sở lý luận khoa học vững chắc để giải quyết các vấn đề này. Có
    những biện pháp thúc đẩy, tăng cường nhằm nâng cao chỉ số HDI trong tương lai,
    làm cho cuộc sống mọi người dân tốt đẹp hơn.
    - Có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện các
    nhiệm vụ kinh tế - xã hội; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy

    6. Cấu trúc của luận văn

    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lí luận
    Chương 2: Mối tương quan giữa các chỉ số Phát triển con người, Phát triển kinh tếPhát triển giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Chương 3: Một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số Phát triển con người ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Kết luận
     
Đang tải...