Thạc Sĩ Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:


    Lũ là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm, nó gắn liền với lịch sử phát triển của Đồng Bằng Sông Cửu Long và sống chung với lũ là phương châm đã có từ lâu đời của dân cư vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Tiếp nối thế hệ này sang thế hệ khác, người dân trong vùng ngập lũ đã chủ động hơn trong việc hạn chế “lũ dữ” và khai thác “lũ hiền”. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, diễn biến của lũ trở nên phức tạp đã làm thiệt hại người và của, gây không ít khó khăn cho đời sống dân cư. Do đó, nhận định cho rõ hơn về lũ và tìm hiểu quy luật diễn biến lũ trong nhiều năm là công việc hết sức cần thiết đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm góp phần đề xuất các biện pháp khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên và ổn định đời sống cho dân cư trong vùng ngập lũ.

    Đồng Tháp Mười thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Vào đầu tháng 7 năm 2000 xuất hiện trận lũ lớn lịch sử trong 70 năm qua ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Diễn biến lũ phức tạp, lũ xuất hiện sớm bất thường, mực nước dâng nhanh với cường suất cao, đỉnh lũ cao gây ngập sâu, diện rộng, thời gian lũ cao kéo dài đã gây bất ngờ cho toàn vùng gây thiệt hại lớn về người; cơ sở hạ tầng, môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đề tài: “Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười” được đề ra nhằm tìm hiểu rõ hơn về bản chất của lũ và đánh giá đúng đắn các tác động của lũ đối với đời sống dân cư và môi trường tự nhên của vùng để từ đó có thể đề xuất những giải pháp giảm nhẹ thiên tai, sống hòa bình với lũ.

    1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

    Đề tài: “Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười” phân tích tìm hiểu những mặt khó khăn và thuận lợi do tác động của lũ đối với đời sống dân cư sống trong vùng ngập lũ, chủ yếu các vấn đề: nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn (nhà vệ sinh), giao thông, sản xuất nông nghiệp, để từ đó có thể đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiên tai, sống hòa bình với lũ.

    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    1.3.1 Phương pháp luận:

    Một thực tế khách quan là lũ trong vùng ĐTM chúng không gây hại mà còn có các ưu điểm. Lũ tác động đến đời sống dân cư và môi trường theo hai mặt tích cực và tiêu cực. Có lũ thì mới có phù sa, chất dinh dưỡng cho đồng bằng, mới có những vụ bội thu, Có lũ sẽ thau chua rửa phèn cho những vùng nhiễm phèn như ĐTM, rửa mặn cho những vùng bị ảnh hưởng triều vào mùa cạn, mới tạo thành vùng sinh thái bán ngập (subflood area), vùng đất ngập nước (wetland) đa dạng và phong phú về mặt tự nhiên, một vùng sinh thái nhạy cảm cần giữ gìn và bảo tồn. Người dân vùng lũ đã có ý thức sử dụng lũ một cách hiệu quả đem lại nhiều nguồn lợi. Mặt khác lũ lớn, cường suất cao thường gây xói lở bờ sông, làm thiệt hại mùa màng, tài sản và tính mạng cùa người dân. Vì vậy để đánh giá ảnh hưởng của lũ cần đánh giá hai mặt tích cực và tiêu cực của nó để rút ra biện pháp “sống chung với lũõ”.

    1.3.2 Phương pháp cụ thể:

    Phương pháp thu thập thống kê, xử lý số liệu, tài liệu theo dõi chuỗi số liệu thống kê về thủy văn từ năm 1975 đến năm 2000 và kinh tế xã hội để nhận biết quy luật diễn biến lũ và đời sống dân cư vùng lũ.
    Phương pháp tổng hợp: phân tích và đánh giá các tài liệu, số liệu điều tra, viết báo cáo thuyết minh.
    Phương pháp điều tra thực địa: điều tra các tác động của lũ đến đời sống và sản xuất của dân cư trong vùng ngập lũ.

    1.4 Phạm vi nghiên cứu:

    Khu vực nghiên cứu : Đồng Tháp Mười
    Nội dung: Môi trường vùng ngập lũ ĐTM

    1.5 Đối tượng nghiên cứu:

    Môi trường
    Đời sống dân cư.





    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH


    CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU


    1.1 Đặt vấn đề
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.3 Phương pháp nghiên cứu
    1.3.1 Phương pháp luận
    1.3.2 Phương pháp cụ thể
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    1.5 Đối tượng nghiên cứu

    CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

    2.1 Đặc điểm tự nhiên
    2.1.1 Vị trí địa lý
    2.1.2 Địa hình – địa mạo
    2.1.3 Khí hậu
    2.1.4 Khí tượng thủy văn
    2.1.4.1 Sông rạch
    2.1.4.2 Các nguồn sông chính
    2.1.4.3 Thủy triều Biển Đông
    2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
    2.2.1 Đặc điểm dân cư
    2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười
    2.2.2.1 Đất trồng lúa
    2.2.2.2 Đất trồng cây ăn trái
    2.2.2.3 Đất trồng mía, khóm
    2.2.2.4 Đất trồng mùa
    2.2.2.5 Đất trồng tràm
    2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
    2.2.3.1 Giao thông đường bộ
    2.2.3.2 Các công trình thủy lợi
    2.2.3.3 Các bờ bao

    CHƯƠNG III. SƠ LƯỢC VỀ DÒNG CHẢY LŨ VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

    3.1 Sơ lược về dòng chảy sông MêKông
    3.2 Diễn biến lũ ở Đồng Tháp Mười
    3.3 Các đặc điểm chính của lũ lụt ở Đồng Tháp Mười
    3.4 Ngập lụt ở Đồng Tháp Mười – Những tác nhân của nó
    3.4.1 Ảnh hưởng của mưa nội đồng
    3.4.2 Ảnh hưởng của cơ chế truyền lũ vào nội đồng
    3.4.3 Ảnh hưởng của thủy triều
    3.4.4 Ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng

    CHƯƠNG IV. TÌM HIỂU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI

    4.1 Ảnh hưởng của lũ đối với hiện tượng sạt lở bờ sông Tiền
    4.2 Lũ lụt và vấn đề vệ sinh đồng ruộng
    4.3 Lũ lụt và vấn đề dịch bệnh
    4.4 Ảnh hưởng của lũ lụt đối với đa dạng sinh học
    4.4.1 Khu hệ cá
    4.4.2 Khu hệ lưỡng cư – bò sát
    4.4.3 Khu hệ thú
    4.4.4 Khu hệ chim
    4.4.5 Khu hệ thủy sinh vật
    4.5 Lũ và phù sa

    CHƯƠNG V. TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI

    5.1 Lũ với vấn đề kinh tế
    5.1.1 Thiệt hại chung
    5.1.2 Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp
    5.1.2.1 Thiệt hại về diện tích gieo trồng lúa Hè Thu
    5.1.2.2 Thiệt hại diện tích gieo trồng lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái chuyên canh
    5.1.2.3 Thiệt hại diện tích trồng mía, khóm chuyên canh
    5.1.3 Tác động của lũ đối với ngành thương mại – dịch vụ
    5.2 Lũ với vấn đề xã hội
    5.2.1 Vấn đề cư trú
    5.2.2 Thiệt hại về người
    5.2.3 Điều kiện đi lại
    5.2.4 Giáo dục
    5.2.5 Y tế
    5.2.6 Nước sinh hoạt
    5.2.7 Ma chay, chôn cất
    5.3 Nguồn lợi từ nước lũ

    CHƯƠNG VI. SƠ BỘ NHỮNG GIẢI PHÁP SỐNG CHUNG VỚI LŨ

    6.1 Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
    6.1.1 Giải pháp nước cấp
    6.1.1.1 Sơ đồ tổng quát xử lý nước mặt
    6.1.1.2 Sơ đồ tổng quát xử lý nước ngầm
    6.1.2 Các mô hình nhà vệ sinh
    6.1.2.1 Nhà tiêu tự hoại kiểu kiên cố
    6.1.2.2 Nhà tiêu ống buy/lu kiểu cánh dơi
    6.1.2.3 Nhà tiêu 2 ngăn, ủ phân tại chỗ
    6.1.2.4 Nhà tiêu kiểu 3 thùng phuy (nổi trong mùa lũ)
    6.2 Giao thông vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười
    6.3 Về bố trí dân cư vùng ngập lũ
    6.3.1 Quan điểm phân bố dân cư
    6.3.1.1 Đảm bảo tính mạnh cho người dân
    6.3.1.2 Bảo đảm an cư và ổn định cuộc sống
    6.3.1.3 Bảo đảm khai thác hiệu quả đất đai
    6.3.2 Các mô hình
    6.3.3 Mô hình cụ thể 1 cụm dân cư
    6.4 kinh tế mùa lũ
    6.4.1 Đánh bắt cá chủ động, dụ cá tôm
    6.4.2 Mô hình canh tác 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) và 1 cá kết hợp
    6.4.3 Mô hình canh tác tôm càng xanh
    6.5 Về sản xuất nông nghiệp
    6.6 Hướng dẫn và lấy phù sa
    6.7 du lịch mùa nước nổi Đồng Tháp Mười

    CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    7.1 Kết luận
    7.2 Kiến nghị

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...