Môi trường với cuộc sống của chúng ta dành cho học sinh lớp 9

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2009-37-62MT
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Vân Anh
    Các thành viên tham gia: Ths.Trần Thị Phương Nam; TS. Nguyễn Minh Tuệ; TS. Dương Quang Ngọc; Ths. Phạm Bích Đào.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: 8/2009-9/2010

    2. Tính cấp thiết

    Ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa nội dung GD BVMT vào hệ thống GD quốc dân” Một trong các nhiệm vụ mà đề án đặt ra là phải xây dựng chương trình và tài liệu GDBVMT cho các cấp/bậc học, tạo điều kiện cần thiết đầu tiên cho việc triển khai GDBVMT trong nhà trường.

    Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với MT là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp BVMT ở nước ta và đã quyết định: “đưa nội dung GDBVMT vào chương trình, SGK của hệ thống GD quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với cấp học phổ thông”.

    Luật BVMT ban hành ngày 12/12/2005 Điều 107 quy định về GDBVMT và đào tạo nguồn nhân lực B VMT: + Công dân Việt Nam được GD toàn diện về MT nhằm nâng cao nhận thức BVMT; + GD về MT là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông.
    Hiện nay, đạo đức môi trường bị vi phạm nghiêm trọng, trên nhiều lĩnh vực như: hoạt động sản xuất, kinh doanh nhập khẩu; bảo tồn và khai thác khoáng sản, bảo vệ đa dạng sinh học; quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại; vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa chất, dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm . chỉ chú ý tới lợi ích kinh tế trước mắt mà không chú ý tới chất lượng môi trường.
    Trong những năm qua, GDBVMT đã được triển khai ở các bậc học từ mầm non đến đại học. Một số đề tài, dự án đã biên soạn tài liệu hướng dẫn GV dạy GDBVMT trong chương trình GD phổ thông. Đã có những tài liệu hướng dẫn giáo viên tích hợp GDBVMT vào một số môn học ở các cấp học phổ thông, có một số giáo trình, tài liệu tham khảo về MT dành cho các trường sư phạm như Khoa học MT và GDBVMT, . Nhiều khóa tập huấn và đào tạo GV, giảng viên đã được thực hiện. Song tất cả các hoạt động, các tài liệu này mới chỉ dành riêng cho đội ngũ GV và cán bộ quản lý. Học sinh - đối tượng chính của GDBVMT lại chưa chính thức nhận được tài liệu hỗ trợ. Do đó việc biên soạn sách tham khảo dành cho HS về GDBVMT gắn với nội dung GD của nhà trường phổ thông là rất cần thiết. Để tạo điều kiện cho học sinh có thêm nguồn tư liệu phong phú, hấp dẫn, giúp các em thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc BVMT và ý thức được sự cần thiết phải tham gia BVMT, đồng thời để đáp ứng hơn nữa mục tiêu GDBVMT trong các trường phổ thông, Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nghiên cứu, biên soạn bộ sách “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Trong quá trình triển khai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn sách cho các lớp đầu cấp từ tiểu học tới THCS và THPT. Nhóm tác giả SGK một số môn học có nhiều khả năng tích hợp GDBVMT qua môn học của cấp THCS đã được mời để cùng tham gia biên soạn sách tham khảo cho HS lớp 9.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chung: Hỗ trợ HS đạt mục tiêu GDBVMT trong nhà trường THCS

    Mục tiêu cụ thể:
    - Hỗ trợ HS về nội dung và phương pháp trong quá trình thực hiện tích hợp GDBVMT qua các môn học, hoạt động GD.
    - Giúp học sinh thấy được sự cần thiết của việc hiểu biết về MT, BVMT, tạo cho HS niềm vui trong học tập.
    - Tạo cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động BVMT và rèn luyện một số kỹ năng BVMT.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Xây dựng các nguyên tắc biên soạn sách tham khảo.
    - Rà soát chương trình GD, SGK, chương trình tích hợp GDBVMT của một số môn học để lựa chọn nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT của lớp 9 THCS.
    - Xây dựng cấu trúc chi tiết của sách
    - Triển khai biên soạn sách theo 4 chủ đề về GDBVMT trong nhà trường phổ thông:
    Chủ đề 1: Môi trường sống của chúng ta
    Chủ đề 2: Quan hệ giữa con người và môi trường
    Chủ đề 3: Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường
    Chủ đề 4: Các biện pháp BVMT và phát triển bền vững

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Hồi cứu tư liệu liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện GDBVMT, liên quan đến dạy học các môn học trong nhà trường trung học cơ sở và các tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
    - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để lựa chọn nội dung và cách trình bày bài nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ.
    - Xử lí tư liệu và biên soạn các bài tham khảo
    - Phương pháp chuyên gia, hội thảo nhằm xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh sách.

    6. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc biên soạn sách
    1.1. Tìm hiểu thực trạng nhu cầu sách tham khảo về GDBVMT của HS THCS
    1.2. Một số đặc trưng cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS
    1.3. Những căn cứ pháp lí
    1.4. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng nội dung sách

    Chương 2: Tổ chức biên soạn sách
    2.1. Đội ngũ biên soạn
    2.2. Thống nhất mục đích, nội dung và phương pháp biên soạn sách
    2.3. Qui trình biên soạn

    Chương 3: Cấu trúc nội dung và nội dung sách tham khảo
    3.1. Tên sách
    3.2. Cấu trúc và hình thức sách

    Chương 4: Tổ chức lấy ý kiến học sinh và giáo viên về sách

    Chương 5: Tổ chức hoàn thiện sách

    7. Những đóng góp chính của đề tài

    - Bộ sách “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh các trường phổ thông trong đó cuốn dành cho học sinh lớp 9 THCS có thể được sử dụng rộng rãi làm tài liệu tham khảo, sách đọc thêm đối với HS, GV, sinh viên các trường sư phạm trong cả nước và họ có thể sử dụng sách như nguồn tư liệu hỗ trợ cho việc chuẩn bị bài lên lớp, làm phong phú thêm bài giảng.
    - Củng cố, mở rộng nhận thức, hiểu biết và khả năng BVMT cho học sinh, góp phần quyết định cho việc tăng cường ý thức và kỹ năng BVMT của học sinh THCS, tạo cho các em những giá trị cơ bản, giá trị bền vững trong công cuộc BVMT, phát triển kinh tế, phát triển bền vững đất nước.
    - GDBVMT tạo sự chuyển biến về thái độ và hành vi ứng xử thân thiện của học sinh đối với môi trường.

    8. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Đề tài đã phân tích được nhu cầu, sự cần thiết phải biên soạn sách tham khảo về MT, BVMT cho HS lớp 9 THCS; đã phân tích các căn cứ xây dựng bản thảo; xây dựng được nguyên tắc biên soạn và xác định mục đích biên soạn sách tham khảo cho HS lớp 9 THCS.

    Việc phân tích các nội dung GDBVMT cấp THCS do một số đề tài đã thực hiện, việc tích hợp nội dung GDBVMT trong SGK lớp 9 là những điều kiện thuận lợi cho công tác lưạ chọn nội dung biên soạn bản thảo và cách thức trình bày sách tham khảo cho HS lớp 9 cấp THCS. Đề tài lựa chọn một số nội dung thuộc 4 chủ đề GD BVMT đã được thống nhất trong các tài liệu tích hợp GD BVMT vào nhà trường phổ thông, đồng thời chọn hình thức trình bày dưới dạng các bài đọc thêm với nhiều tranh, ảnh sơ đồ kèm các câu hỏi gợi ý nhằm kích thích trí tò mò, thích tìm hiểu thực tiễn của HS.

    Bản thảo đã thực hiện được mục tiêu đề ra. Đó là: hỗ trợ HS lớp 9 về mặt nội dung và phương pháp trong quá trình thực hiện tích hợp GD BVMT qua các môn học, hoạt động GD; giúp HS thấy được sự cần thiết của việc hiểu biết về MT, BVMT, tạo cho HS niềm vui trong học tập và tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động BVMT và rèn một số kỹ năng BVMT.

    Sách được thiết kế theo hướng tạo điều kiện tích cực hoá hoạt động của HS, với phương châm tạo điều kiện để người học hoạt động chủ động, tích cực và gắn với thực tiễn cuộc sổng thông qua các câu hỏi, gợi ý khai thác nội dung bài đọc và liên hệ thực tiễn địa phương, qua các bài đọc thêm kích thích tính ham hiểu biết của HS.

    Bản thảo đã được GV, HS một số trường THCS thuộc các tỉnh, thành phổ phía Bắc và một số chuyên gia về GD phổ thông nhận xét có chất lượng như đảm bảo mục tiêu, đảm bảo tính sư phạm và tính khả thi, thiết thực phục vụ cho việc triển khai thực hiện GD BVMT và là sách tham khảo hữu ích cho HS, GV và những người quan tâm tới GD BVMT trong nhà trường THCS.

    Khuyến nghị

    Đối với Viện Khoa học GD Việt Nam: Tổ chức biên tập sản phẩm của các đề tài về MT, GDMT và GD BVMT do Viện chủ trì thành một bộ chuyên khảo về lĩnh vực này.

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    - Cho in, phát hành bộ sách “MT với cuộc sống của chúng ta” phục vụ việc triển khai nhiệm vụ đưa GDBVMT vào trường phổ thông. Đây là loại sách tham khảo phong phú gắn với chương trình SGK từng lớp học, cấp học, giúp HS hiểu biết thêm về MT, tác động của MT đối với cuộc sống của con người, đồng thời cũng thấy được sự huỷ hoại MT do chính những hành động thiếu ý thức của con người gây ra, từ đó có nhận thức đúng đắn về MT, BVMT, có hành vi ứng xử thân thiện với MT, có tâm thế sẵn sàng tham gia BVMT, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững.
    - Xây dựng một số băng hình, phim khoa học hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại tuyên truyền về công tác GDBVMT, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức GDBVMT, nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần thực hiện nhiệm vụ GDBVMT hiện nay.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...