Tài liệu Môi trường văn hoá,môi trường chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế.

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong xu hướng toàn cầu hoá,một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị
    trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát
    của mình. Trong những yếu tố đó văn hoá, chính trị và luật pháp là những vấn
    đề đáng quan tâm . Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh
    doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hoá hay
    các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng
    ở đâu cũng bị ảnh hưởng của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp,các
    chính sách của chính phủ nước đó. Vì vậy,ta phải có những hiểu biết rõ ràng về
    môi trường văn hoá,chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến
    hành các hoạt động kinh doanh nhằm giảm bớt những rủi ro gặp phải.
    Kinh doanh quốc tế luôn tiền ẩn nhiều rủi ro.
    1,Môi trường văn hoá:
    Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải đối mặt với việc đưa ra
    quyết định có liên quan đến tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Việc này sẽ có liên quan
    đến việc điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện
    địa phương .
    Vậy văn hoá là gì? Và vì sao phải cần thiết nghiên cứu văn hoá địa phương?
    Trước khi giải quyết vấn đề này ta hãy đến với câu chuyện của Disney tại Pháp.
    Cho tới năm 1992 Walt Disney Company luôn thành công với các công viên chủ đề
    Disneyland ở Anaheim, California (1955), ở Florida (1970) và ở Tokyo (1983). Sau
    thành công ở Tokyo, năm 1986 những người điều hành Disney nhắm tới Paris, trung
    tâm văn hóa và lối sống châu Âu. Khi mới nghe phong phanh ý định mở một công viên
    chủ đề khác của Disney, hơn 200 địa phương trên toàn thế giới đã đề nghị Disney đặt
    công viên tại thành phố quê hương mình. Paris đã được chọn vì hơn 17 triệu dân châu
    Âu s ng trong vòng bán kính hai gi xe h i t i Paris, 310 tri ố ờ ơ ớ ệu người khác có thể bay
    tới đó trong quãng thời gian đó trở xuống. Hơn nữa, chính phủ Pháp đã lôi kéo Disney
    bằng đủ mọi biện pháp khuyến khích với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD vì hy vọng rằng
    dự án sẽ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm cho người Pháp.
    Cuộc đàm phán với chính phủ Pháp bắt đầu từ cuối năm 1986 đã tiến triển với tốc độ
    làm trưởng đoàn đàm phán của Disney phát nổi quạu. Chưa kể giới trí thức Pháp phản
    đối cho rằng đó là sự tấn công vào nền văn hóa Pháp, là bản sao xã hội tiêu thụ của
    Mỹ. Không hề nao núng, Disney vẫn khánh thành công viên trị giá 5 tỷ USD theo đúng
    kế hoạch vào mùa hè 1992.
    Ngày thứ nhất thực sự là một cơn ác mộng. Người Pháp, những người có xu hướng
    coi trọng văn hóa dân tộc đã la ó phản đối chủ nghĩa thực dân Mỹ (Yankee) khi Disney
    mua được 1950 héc ta đất nông nghiệp màu mỡ với giá thấp hơn giá thị trường rất
    nhiều sau khi được chính phủ sử dụng quyền lấy tài sản riêng cho mục đích công, đền
    bù thích đáng cho những người chủ đất, để dành đất cho “Mickey và những người
    bạn” một địa điểm tốt. Những nông dân có gia đình đã lao động trên mảnh đất này từ
    nhiều thế kỷ phải rời bỏ nơi ở của họ. Các báo chí Pháp đã công khai tấn công, lên án
    những kẻ xâm lược Mỹ với thái độ tức giận và lăng nhục. Như vậy, trước khi những
    nền móng đầu tiên cho công trình được khởi công, hay trước khi đặt viên gạch xây
    dựng đầu tiên, công ty đã tạo ra mâu thuẫn với cộng đồng, một phần là do công ty đã
    đánh giá thấp mối liên quan giữa mảnh đất này với một bộ phận của xã hội Pháp.Chỉ
    ít lâu sau khi Euro Disneyland mở cửa, cổng công viên đã bị nông dân Pháp cho máy
    kéo tới húc đổ.
    Sau đó là đến những trục trặc trong quá trình hoạt động, Disney có chính sách không
    phục vụ rượu trong công viên và điều đó gây ngạc nhiên cho người dân của đất nước
    mà mỗi bữa ăn có một ly rượu vang là đương nhiên. Disney nghĩ rằng Thứ hai là ngày
    vắng khách, còn Thứ sáu là ngày đông khách và sắp xếp nhân viên theo suy nghĩ đó,
    nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Disney nghe thông tin rằng người Pháp không ăn
    sáng nên xây dựng nhà hàng nhỏ trong khi thực tế ai cũng ghé ăn sáng. Vậy là rơi vào
    tình cảnh phải phục vụ 2.500 xuất ăn trong một nhà hàng có 350 chỗ. Chưa hết :
    Disney chuẩn bị bữa ăn theo kiểu truyền thống của Pháp với bánh Croissant và cà phê,
    trong khi ai cũng đòi ăn thịt xông khói và trứng tự phục vụ theo kiểu Mỹ. Khoảng thời
    gian ăn trưa trong các địa điểm của EuroDisney cũng gần như gặp phải thảm họa.
    Trong khi người Mỹ đến thăm Disneyland thích nhấm nháp, ăn vào những khoảng thời
    gian bất qui tắc khi họ thăm quan trong công viên, những người châu Âu lại quen ăn
    trưa đúng bữa :mọi người đều đổ xô đi ăn vào đúng 12:30 làm nhà hàng đông nghẹt.
    Nhân viên của Disney phải cố trấn tĩnh đám đông cáu kỉnh và đề nghị họ điều chỉnh
    giờ ăn vì nhà hàng phục vụ từ 1:00 đến 14:00.
    Ngay cả đối với đội ngũ nhân viên, việc Disney phớt lờ văn hoá châu Âu và những
    chuẩn mực làm việc của Pháp đã gây thêm nhiều vấn đề nữa. Công ty này, vốn rất tự
    hào về ngoại hình sạch bong kiểu Mỹ của nhân viên, đã đưa ra một quy định ngặt
    nghèo về trang phục cho nhân viên bản địa, mày râu nhẵn nhụi, áp đặt độ dài tối đa
    của móng tay, hạn chế kích thước của khuyên tai. Nhân viên và công đoàn đã phản đối
    quy định này, coi đó là sự can thiệp trang phục thường ngày của người Pháp. Tinh thần
    mọi người đều bị sụt giảm. Chỉ trong vòng chín tuần đầu tiên với khoảng 1.000 nhân
    viên ( chiếm 10% tổng số) đã bỏ việc. Họ nói rằng việc huấn luyện cứ như là “tẩy
    não” và mấy người Mỹ chẳng hiểu gì về người châu Âu cả. tuy nhiên vấn đề lớn
    nh t c a Euro Disneyland là ng i châu Âu d ng nh ch coi ấ ủ ườ ườ ư ỉ công viên là nơi đi chơi
    trong ngày chứ không phải chốn nghỉ ngơi nên họ thường chỉ ở 1 – 2 ngày. Trong khi
    đó Disney dự tính khách đến nghỉ dài ngày nên đã đầu tư hàng tỷ USD xây những
    khách sạn sang trọng gần công viên và hầu như lúc nào khoảng một nửa số phòng
    khách sạn là trống. số khách tham quan người Pháp cũng không đông như Disney dự
    tính : năm 1994 chỉ chiếm 40% trên tổng số. nhiều khách du lịch lại là người Mỹ sống
    ở châu Âu và người Nhật đi nghỉ ở châu Âu !
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...