Tiểu Luận Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ



    - Trong quá trình học tập, sự tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự nỗ lực của bản thân học sinh, phương pháp và trình độ chuyên môn của người thày.
    - Sinh thái học là một lĩnh vực khoa học thực tiễn, có sự vận dụng thực tiễn cao, vì vậy việc tiếp thu các kiến thức về Sinh thái học của học sinh là tương đối đơn giản so với các lĩnh vực khác của chương trình Sinh học THPT. Tuy nhiên có nhiều nội dung, học sinh thường tiếp thu kiến thức rất thụ động hoặc theo sự áp đặt của giáo viên.
    - Trong bài Môi trường và các nhân tố sinh thái - phần B (Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh ) là một nội dung rất thiết thực, được nhiều học sinh hào hứng tiếp thu, là một vấn đề rất lí thú. Tuy nhiên để học sinh tự hình thành khái niệm, so sánh được các kiểu quan hệ (đặc biệt là quan hệ khác loài) là một vấn đề không đơn giản.
    - Sách giáo khoa đã đề cập các kiểu quan hệ khác loài, có đi qua một số khái niệm song không giúp học sinh phân biệt rõ các dạng quan hệ đó, đây là một khó khăn mà học sinh thường gặp phải.
    - Trong ít năm giảng dạy của mình, tôi đã dự giờ của một số đồng chí giáo viên, đã giảng dạy bằng nhiều phương pháp từ phương pháp diễn dịch, quy nạp . song chưa giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt, vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra phương pháp so sánh khi giảng dạy mục quan hệ khác loài trong bài Môi trường và các nhân tố sinh thái.
    - Hi vọng rằng với một số vốn kinh nghiệm của mình tôi sẽ nhận được sự đồng cảm của các bạn đồng nghiệp và sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các cấp chuyên môn.




    PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


    A. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH


    - Nhiều học sinh sau khi học phần quan hệ khác loài thường tỏ ra khó phân biệt các kiểu quan hệ, chưa thấy rõ ranh giới giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác, chưa hiểu rõ bản chất của các khái niệm, cũng như không nêu được đặc điểm chung trong mỗi kiểu quan hệ.

    - Nếu trình bày nội dung đó theo phương pháp diễn dịch, tức là giáo viên nêu khái niệm rồi phân tích bằng các ví dụ, học sinh có thể nắm được nội dung song khó khắc sâu kiến thức. Ngược lại, nếu trình bày bằng con đường quy nạp, giáo viên cho học sinh phân tích ví dụ rồi tìm ra quy luật (khái niệm) có thể giúp học sinh nhớ và nắm nội dung tốt. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa giúp học sinh phân biệt được các loại quan hệ đó.

    - Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được phổ biến và thực hiện rộng rãi ở tất cả các bộ môn, nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban chuyên môn nhà trường và các cấp giáo dục. Song để có một tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, dày công nghiên cứu và có phương pháp để hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động.

    - Nội dung của mục quan hệ khác loài liên quan tới rất nhiều kiến thức các em sẽ học ở các bài sau: Đ5, Đ6, Đ8, Đ9, Đ10, Đ13 - lớp 11, liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau trong chương trình. Vì vậy để học sinh có cái nhìn cụ thể về các khái niệm, bản chất các vấn đề sẽ giúp cho việc học các bài sau.



    B. CƠ SỞ LÍ LUẬN


    Mối quan hệ sinh thái xảy ra giữâ các cá thể khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Thể hiện bằng hai kiểu quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
    Để thể hiện rõ các kiểu quan hệ hỗ trợ, quan hệ đối địch và giúp học sinh chỉ ra đặc điểm chung của mỗi kiểu quan hệ đó, việc sử dụng phương pháp so sánh, tức là thiết lập các bảng biểu sẵn để học sinh so sánh các nội dung là một phương pháp giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động và có thể khắc sâu kiến thức. Trong bảng có thể hiện các kiểu quan hệ hỗ trợ, đối địch; đặc điểm chung của các kiểu quan hệ, thể hiện vắn tắt nội dung và có minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể.
    Trong bảng có sử dụng một số kí hiệu: "+" (có lợi), "-" (có hại), "0"(không có lợi, không có hại). Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tự điền các kí hiệu thích hợp vào các ô tương ứng. Qua bảng so sánh, học sinh dễ dàng nhận ra sự giống nhau trong mỗi kiểu quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
    - Để học sinh có cái nhìn cụ thể về các mối quan hệ, cột nội dung của mối quan hệ sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất, từ đó có thể tự xây dựng khái niệm chính xác, đầy đủ cho mỗi mối quan hệ. Cột ví dụ là những minh hoạ sinh động các mối quan hệ học sinh vừa nghiên cứu, nó vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề, vừa có khuynh hướng liên hệ với các hiện tượng trong thực tế.
    Giáo viên sẽ sử dụng phiếu học tập, cho học sinh tự điền các nội dung thông qua các câu hỏi phát vấn của giáo viên hoặc kẻ sẵn một bảng tương tự lên bảng và thông qua những phát biểu chính xác của học sinh để điền vào các cột mục một cách hợp lí.
    Trong quá trình đó, giáo viên có thể kết hợp sử dụng các tranh vẽ một số kiểu quan hệ khác loài thường gặp: tranh vẽ sáo đậu lưng trâu, quan hệ giữa vi khuẩn lam - nấm (địa y), quan hệ hải quỳ - tôm kí cư . Sau đây là bảng so sánh các loại quan hệ khác loài đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...