Luận Văn Môi trường trầm tích khu vực cầu Kinh An Hạ – huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh trong pleistocen mu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ
    thuộc xã Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh TPHCM, nhóm tác giả đã thực hiện hàng trăm lỗ khoan
    nông và sâu. Kết quả đạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn sỏi và
    nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích được
    lắng đọng qua hàng ngàn năm nay.
    Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ khoan, kết hợp với một số
    phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giả đã phục hồi lại cổ môi trường trầm
    tích của khu vực. Thể hiện qua các cấu trúc trầm tích có trong lõi khoan, những môi trường
    trầm tích thuộc Holocen và Pleistocen cơ bản đã được làm rõ bản chất. Đây là một phương
    pháp cơ bản để xác định môi trường, đặc biệt có giá trị trong những tầng không tìm thấy hoá
    thạch (bào tử phấn hay vi cổ sinh)
    1. GIỚI THIỆU
    Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ thuộc xã Vĩnh
    Lộc huyện Bình Chánh TP.HCM, nhóm tác giả đã thực hiện 215 lỗ khoan nông (từ 2-8m) và 3
    lỗ khoan sâu 20-32m. Kết quả đạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn
    sỏi và nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích
    được lắng đọng qua hàng ngàn năm. Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ
    khoan, trên nguyên tắc về các mô hình cấu trúc trầm tích của Reineck & Singh (1980),
    Coleman & Wright (1971), Allen (1970), Coleman (1980), Allen & Posamentier (1994) kết
    hợp với một số phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giả đã phục hồi lại cổ
    môi trường trầm tích của khu vực.
    Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của một tam giác châu. Vùng nghiên cứu nằm trong phần hạ lưu
    của hệ thống sông Đồng Nai. Theo cấu trúc một tam giác châu của Coleman và Wright thì hiện
    tại nó thuộc đồng bằng tam giác châu trên.
    Trên ảnh vệ tinh, cho thấy những cấu trúc địa chất lớn và địa mạo cảnh quan bao quát của
    toàn khu vực. Vùng nghiên cứu có dạng địa hình của những thung lũng sông cổ. Biểu hiện là
    những dải đất trũng, có độ ẩm cao, vật liệu mịn là chủ yếu, chứa nhiều hữu cơ, kéo dài và chạy
    dọc theo 2 bên sông hiện tại (sông Vàm Cỏ, Sài Gòn).
    Trũng Lê Minh Xuân cũng thuộc một trong những dải đất trũng kể trên (ảnh vệ tinh). Đây
    là thung lũng của một sông cổ. Thung lũng này có chiều rộng từ 3 – 4 km. Di tích còn lại của
    những sông cổ là những bưng lầy phân bố dọc theo thung lũng, luôn bị ngập úng và chứa nhiều
    phèn thể hiện bằng sự có mặt của các cây dứa dại, năng, .
    Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện một số lỗ khoan. Qua phân tích sơ bộ
    về thành phần thạch học, kết hợp với những tài liệu đã được công bố trước đây, nhận thấy vật
    liệu trầm tích ở đây thuộc 2 nhóm chính: Đi từ trên xuống dưới, bên dưới trầm tích hiện đại là
    trầm tích phù sa mới thuộc tầng Cần Giờ (QIV
    2-3cg) và tầng Bình Chánh (QIV
    1-2bc) nằm không
    chỉnh hợp trên trầm tích phù sa cổ thuộc tầng Củ Chi (QIII
    3cc) [5].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...