Thạc Sĩ Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do cấp thiết của đề tài
    Mỗi quốc gia, khi nghiên cứu về nguồn lực phát triển thì không thể không
    nhắc tới đầu tư và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là chủ yếu và
    nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.
    Các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thấy rõ vai trò to lớn của vốn
    đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội. Có ba yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:
    đầu tư vốn, năng suất lao động và các chỉ tiêu tổng hợp; trong đó vốn đầu tư đóng
    vai trò căn bản. Nhưng do điều kiện xuất phát của các quốc gia đang phát triển còn
    lạc hậu và chưa đồng bộ, việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thường thấp, do vậy
    thu hút vốn nước ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh mà các nước đi sau có thể
    làm được. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân công lao động quốc tế, đầu tư nước
    ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan
    trọng, nó trở thành xu hướng của thời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một
    chính sách lâu dài.
    Sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) gắn với mục tiêu phấn
    đấu đưa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh
    công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc
    vào những năm 20 của thế kỷ XXI đã được khởi xướng tại Đại hội Đảng bộ tỉnh
    Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể
    thấy rằng tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng
    trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 16,7% (quý I năm 2013), đời sống của
    nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành tựu về
    mặt kinh tế mà tất cả các mặt của đời sống văn hoá-xã hội, giáo dục, y tế, cũng
    được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ
    vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những
    thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ
    trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và đặc biệt trong đó vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài (FDI).Trong những năm qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước

    2
    ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Theo luỹ kế đến hết tháng 5
    năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 124 dự án FDI với tổng vốn
    đăng ký 2.790,44 triệu USD; Vốn thực hiện của các dự án FDI trong tháng 5 ước
    đạt khoảng 8,5 triệu USD, vốn thực hiện đến hết tháng 5/2013 ước đạt 1.195,29
    triệu USD, bằng 42,83% vốn đăng ký. Đến nay, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ
    đầu tư trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển
    kinh tế - xã hội của địa phương. Vì thế việc nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp
    nước ngoài ở Vĩnh Phúc là cần thiết, cấp bách nhằm tìm các giải pháp cải thiện môi
    trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, thúc đẩy,
    nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế
    theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời
    nâng cao vị thế của Vĩnh Phúc trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy
    “Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” được tôi
    lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu luận văn
    Qua thực tiễn hơn 20 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
    Nam, đề tài đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới
    nhiều khía cạnh khác nhau:
    Nguyễn Văn Tuấn (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế
    Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
    Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền
    kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HàNội.
    Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “Cơ cấu FDI theo ngành
    kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên
    cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh
    giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm,
    giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế.
    Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn cầu hóa
    kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá
    trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới vào Việt Nam. Nghiên

    3
    cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu
    hút FDI vào Việt Nam.
    Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc
    gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các TNC S vào nền
    kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phương hướng và giải
    pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty TNC vào Việt Nam.
    Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “20 năm đầu tư trực
    tiếp nước ngoài – nhìn lại và hướng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng quan
    về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua 20 năm
    FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về
    đầu tư nước ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các
    tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn FDI
    thời kỳ hậu gia nhập WTO.
    Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài “Sử dụng công cụ tài chính trong thu
    hút FDI tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính
    linh hoạt nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi kích thích tăng cường dòng
    FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.
    Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tư
    trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn
    của việc lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, các hình
    thức FDI theo Luật đầu tư ở nước ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt
    Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI.
    Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh
    chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả
    đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sách FDI ở Việt
    Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình
    hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
    cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO

    4
    Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã
    đề cập tới những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút
    FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế.
    Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí về vấn đề này. Các công
    trình trên đã tiếp cận và giải quyết những khía cạnh khác nhau của vấn đề đầu tư
    trực tiếp nước ngoài.
    Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó
    đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc những năm gần đây dưới
    độ khoa học kinh tế chính trị chưa có nhiều. Vì vậy, luận văn này là cần thiết, có ý
    nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã
    công bố.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    * Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường thu hút vốn
    đầu tư và tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng
    môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc; đề xuất một số
    giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc từ 2005 đến 2015.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Trình bày lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
    Các câu hỏi nghiên cứu của Luận Văn này là:
    - Những yếu tố nào tác động tới môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh
    Vĩnh Phúc ?
    - Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc mang lại thuận lợi và
    hạn chế gì cho nhà đầu tư ?
    - Cần có những biện pháp nào để hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
    của tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Phân tích thực trạng môi trường thu hút vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài
    (FDI) ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến tháng 6 năm 3013.

    5
    - Đề xuất một số phương hướng và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm
    nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc thời
    gian đến năm 2015.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
    dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị.
    * Giới hạn nghiên cứu
    - Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu
    tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI
    - Thời gian: Từ năm 2005 đến tháng 10 năm 3013.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
    Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp kết hợp lôgic với
    lịch sử, các phương pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp
    tổng kết thực tiễn địa phương và phương pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp).
    Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
    đã công bố.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ thêm lý luận về môi trường
    thu hút vốn đầu tư, vai trò của nó đối với đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước
    ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp
    nước ngoài nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc nhanh và bền vững.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
    cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có
    thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các
    chuyên đề kinh tế liên quan đến luận văn.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
    CHƯƠNG 1: Một số cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi
    trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    CHƯƠNG 2: Thực trạng môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    ở tỉnh Vĩnh Phúc
    CHƯƠNG 3: Một số đề xuất giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường thu hút
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
    2013-2020.
     
Đang tải...