Chuyên Đề Môi trường, Giới, Di cư và Người nghèo

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường năng lực trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm giảm

    nghèo đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam và các đối tác phát triển. Điều kiện môi trường ảnh hưởng

    đáng kể tới sinh kế, sức khoẻ và sự an toàn đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương - đặc biệt là phụ

    nữ và trẻ em – và quản lý môi trường hợp lý hơn là yếu tố quyết định để giảm nghèo, phát triển bền vững và

    đạt được Mục tiêu Phát triển của Việt Nam.

    Dự án Hài hoà các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và lập kế hoạch hướng tới phát triển bền

    vững (2005-2009), thường được biết tới với tên Dự án Đói nghèo và Môi trường hay PEP, có mục tiêu là tăng

    cường năng lực của Chính phủ để lồng ghép mục tiêu môi trường và giảm nghèo vào các khuôn khổ chính

    sách và lập kế hoạch quốc gia và địa phương hướng tới phát triển bền vững. Dự án tập trung vào bốn lĩnh vực:

    lâm nghiệp, thuỷ sản, năng lượng tái tạo và tài nguyên và môi trường. Dự án được tài trợ bởi UNDP và DfID, do

    MONRE thực hiện với sự tham gia của MPI, MARD, MOIT và DONRE tại bốn tỉnh. Hà Tây và Hà Tĩnh là hai tỉnh thí

    điểm, các hoạt động thí điểm sau đó sẽ được triển khai thêm tại tỉnh Hà Nam và Ninh Thuận.

    Mục tiêu của PEP là nhằm đạt được:

    Nâng cao hiểu biết và nhận thức của cơ

    ●● quan Chính phủ, chính quyền các cấp và xã hội về các rào cản,

    năng lực và cơ hội sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm góp phần vào

    các mục tiêu, mục đích, chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững;

    ●● Tăng cường năng lực thể chế nhằm giám sát, báo cáo các kết quả và chỉ số giảm nghèo-môi trường và

    sử dụng các dữ liệu này một cách hiệu quả;

    ●● Tăng cường các cơ chế tổ chức và năng lực nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường và giảm nghèo vào

    trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách và lập kế hoạch;

    ●● Tăng cường năng lực của MONRE trong việc thiết lập các ưu tiên chiến lược và xây dựng chính sách,

    công cụ pháp lý nhằm khuyến khích việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và

    hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao công bằng xã hội;

    ●● Tăng cường năng lực thể chế của MONRE trong việc điều phối sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong khuôn khổ

    chương trình về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và liên kết với công tác giảm nghèo.

    Để đạt được những mục tiêu đề ra, PEP đấu thầu ra ngoài ba gói hoạt động hay còn gọi là các gói thầu. Gói

    thầu thứ nhất có mục tiêu là xác định và nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường đồng

    thời khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động hiệu quả nhất về giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Gói thầu này

    được thực hiện bởi liên doanh các nhà thầu do ICRAF chủ trì. Gói thầu thứ 2, được thực hiện bởi Viện Khí tượng

    thuỷ văn và Môi trường, có mục tiêu là tăng cường năng lực và quy trình giám sát đói nghèo_môi trường. Gói

    thầu cuối cùng, thực hiện bởi liên doanh các nhà thầu do Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ chủ trì, hướng

    tới lồng ghép các vấn đề môi trường và đói nghèo vào chính sách và lập kế hoạch tại cấp quốc gia và cấp tỉnh,

    tăng cường năng lực của Bộ TNMT trong xây dựng chính sách và các công cụ pháp lý và xây dựng quan hệ đối

    tác mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo giảm nghèo trong quá trình bảo vệ môi trường.

    Gói thầu đầu tiên, “Hỗ trợ mở rộng kiến thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường thông qua 10 nghiên cứu

    chuyên đề, đánh giá các chương trình quốc gia, xây dựng mô hình chính sách và đầu tư”, bao gồm 10 nghiên cứu

    sau:

    i. Lắng nghe tiếng nói của Người nghèo

    ii. Ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe

    iii. Nước sạch và vệ sinh môi trường đối với các cộng đồng dân cư nghèo

    iv. Vấn đề đói nghèo trong chính sách và luật về môi trường

    v. ĐTM và người nghèo/các chiến lược giải quyết

    vi. Nguồn thu nhập của người nghèo từ môi trường

    vii. Cải thiện điều kiện môi trường cho người nghèo

    viii. Năng lượng tái tạo cho người nghèo

    ix. Khía cạnh giới trong các vấn đề đói nghèo-môi trường

    x. Ảnh hưởng của việc di cư lên môi trường

    ii

    Môi trường, Giới, Di cư và Người nghèo

    Và hai mô hình chính sách-đầu tư sẽ được thực hiện tại Hà Tây và Hà Tĩnh. Các mô hình này sẽ đề xuất những hỗ

    trợ chính sách cần thiết để đảm bảo thành công về lâu dài và nhân rộng các phương pháp giảm nghèo nhằm

    bảo vệ môi trường tại những địa điểm khác trên Việt Nam.

    Kết quả của 10 nghiên cứu điển hình này được trình bày trong 6 báo cáo chuyên đề sau:

    1. Lắng nghe tiếng nói của Người nghèo

    2. Chính sách, Pháp luật Môi trường và Người nghèo

    3. Sức khoẻ, Cung cấp nước sạch, Vệ sinh môi trường và Người nghèo

    4. Thu nhập từ Môi trường và Người nghèo

    5. Môi trường, Năng lượng tái tạo và Người nghèo

    6. Môi trường, Giới, Di cư và Người nghèo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...