Tiểu Luận Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam 2001- 2010 Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là những bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Đầu Tư Quốc Tế đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm

    Nhóm đề tài 1: Môi trường đầu tư quốc tế Việt Nam 2001-2010. Thực trạng và giải pháp (Gồm 5 bài tiểu luận xuất sắc nhất- file word).
    Đây là nội dung đại diện một bài bạn tham khảo thử:

    Mục lục

    Lời mở đầu . 1
    Chương một: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ . 2
    1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế 2
    1.2 Kết cấu môi trường đầu tư quốc tế 4
    1.2.1 Môi trường kinh tế 4
    1.2.2 Môi trường chính trị, pháp lý 5
    1.2.3 Môi trường văn hoá xã hội 5
    1.2.4 Môi trường cơ sở hạ tầng . 6
    1.2.5 Môi trường công nghệ 6
    1.2.6 Môi trường tự nhiên . 6
    1.3 Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế . 7
    1.3.1 Vai trò của đầu tư quốc tế tới các bên liên quan 7
    1.3.2 Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế đối với lãnh đạo ở cấp vĩ mô 11
    1.4Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế 12
    1.4.1 Các yếu tố Kinh tế 12
    1.4.2 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp 12
    1.4.3 Các yếu tố văn hóa xã hội . 13
    1.4.4 Yếu tố công nghệ 14
    1.4.5 Yếu tố hội nhập 14
    1.4.6 Tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư đầu tư quốc theo Word Bank 14
    1.5 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 16
    1.5.1 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Trung Quốc 16
    1.5.2 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Singapore 23
    1.5.3 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Thái Lan 26
    Chương hai: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT
    NAM . 31
    2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . 31
    2.1.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm trước đây . 31
    2.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010. 37
    2.2 Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng về môi trường đầu tư quốc tế. 39
    2.2.1 Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) . 39
    2.2.2 Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF . 42
    2.2.3 Theo tạp chí Forbes 45
    2.3 Các nhân tố ành hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam 47
    2.3.1 Môi trường kinh tế 47
    2.3.2 Môi trường chính trị, pháp lý 50
    2.3.3 Môi trường văn hoá xã hội 53
    2.3.4 Môi trường cơ sở hạn tầng . 55
    2.3.5 Môi trường công nghệ 56
    2.3.6Môi trường tự nhiên 57
    2.4 Kết luận về môi trường đầu tư của Việt Nam . 58
    2.4.1 Những thành tựu . 58
    2.4.2 Những hạn chế 59
    Chương ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG
    ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 62
    3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý 62
    3.2 Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 63
    3.3 Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư nước ngoài 65
    3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp . 67
    3.5 Tăng cường tự do hoá và bảo hộ kinh tế đầu tư nước ngoài phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 68
    3.6 Phát triển nguồn lực . 69
    3.7 Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ . 72
    3.8 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư . 72
    Kết luận . 75
    Tài liệu tham khảo . 76



    Lời mở đầu
    &*&
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng nguồn vốn này hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI, vốn ODA Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước và còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng nước. Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước.
    Để có thể bắt kịp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài. Nhóm đã nghiên cứu đề tài: “Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” kết cấu đề tài gồm:
    Lời mở đầu
    Chương I: Những hiểu biết về môi trường đầu tư
    Chương II: Thực trạng môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam
    Chương III: Các giải pháp đề xuất để hoàn thiện môi trường đâù tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    Kết luận
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã cố gắng xong không thể tránh khỏi thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!



    Chương một: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .

    Chương hai: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
    2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
    2.1.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm trước đây:
    Với tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng cao và lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ, Việt Nam được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực. Tuy nhiên bên cạch đó cũng còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại.
    Trong hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức khá cao, khoảng trên 7%. Các nhà đầu tư khắp thế giới đã quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong 2 năm gần đây đã gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Hoa Kỳ đã đứng ở nhóm đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
    Theo số liệu từ GSO & Vietstock dự báo, ta thấy được tổng vốn FDI và ODA vào Việt Nam qua các năm qua như sau:
    Nhận xét:
    § Vốn FDI đăng kí vào Việt Nam không ngừng tăng qua các năm: năm 2007 đạt 21,3tỉ USD, đóng góp 16,3% GDP cả nước; năm 2008 con số này lên tới 72 tỉ USD, ghi nhận một kỉ luật không dễ phá. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho FDI đăng kí vào Việt Nam giảm hẳn chỉ đạt 21.5 tỉ USD vào năm 2009, chỉ đạt 29,86% so với năm 2008. Dù vậy, vượt qua khủng hoảng FDI có thể đạt đến 35 tỉ USD trong năm 2010.
    § Trong khi đó, nguồn vốn ODA cam kết cũng tăng không ngừng với tốc độ khá ổn định qua các năm: từ 3,75 tỉ USD trong năm 2007 tăng liên tục, tới năm 2010 đạt đến 8,1 tỉ USD.
    Nhìn chung, qua những con số và qua đánh giá của các nhà đầu tư thì Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn. Tỉ lệ đóng góp vào tổng GDP của khu vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng qua các năm.
    Như chúng ta đã biết từ 1996 đến nay, đầu tư có xu hướng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành đòi hỏi nhiều lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hiện tại chiếm hơn 50% tổng số vốn đăng kí.
    Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỉ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lượng lao động lành nghề hơn.
    Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên. Hiện nay các dự án nước ngoài được cấp phép ngày càng nhiều, trên 50%, các dự án liên doanh giảm số lượng. Đặc biệt là các dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng BOT được cấp phép cũng đáng kể.
    Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của cả nước cũng như kim nghạch xuất khẩu. Tỉ trọng cảu khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP ngày càng tăng cao.

    Mình tính đưa lên vài bảng số liệu cho các bạn tham khảo nhưng cái này bảng biểu lên không dc, mọi người thông cảm đọc tham khảo nhé.
    Chúc bạn có đươc nhiều kiến thức bổ ích từ tài liệu này.

    [​IMG][​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...