Tiểu Luận Môi trường đầu tư,phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và cấp trung ương

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ đề: Trình bày vấn đề về môi trường đầu tư .Phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và môi trường đầu tư cấp quốc gia.

    I/ Khái niệm, bản chất môi trường đầu tư

    Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích đến để phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ địa phương nào. Môi trường đầu tư được coi là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập

    Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

    Theo Wim P.M Vijverberg, khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng.

    Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia

    Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố chính như: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.

    II/ Những thành phần của môi trường đầu tư

    1. Tình hình chính trị

    a. Cơ sở đánh giá

    Dựa vào sự ổn định trong chính sách, thể hiện bằng việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong các vấn đề: sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một đất nước.

    Ở một số nước, khi một Chính phủ mới lên nắm quyền lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà như: thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên; thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu khiến các nhà đầu tư tiến thoái lưỡng nan, không thể tiếp tục đầu tư, cũng không thể rút vốn và phải chịu thua lỗ.Và ở một mức độ nghiêm trọng hơn, Chính phủ đương thời cam kết tôn trọng quyền sở hữu tài sản, vốn của nhà đầu tư nhưng Chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và có thể tiến hành quốc hữu hóa, đe dọa tới quyền sở hữu vốn của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Các ví dụ về các quốc gia tiến hành quốc hữu hóa khi có Chính phủ mới lên: Philippin, các nước Nam Mỹ như Vênuêzêla, Chi lê, Bôlivia .

    Phải có sự phân biệt giữa sự ổn định của các chính sách, cam kết của Chính phủ một nước và sự ổn định của chính Chính phủ đó.Nếu một nước có biến động chính trị, nhưng Chính phủ mới cam kết tuân thủ các Điều ước đã ký với quốc tế và duy trì các chính sách về đầu tư trước đó thì rõ rang rủi ro với các nhà đầu tư không phải là quá lớn. Ngược lại một đất nước về chính trị ổn định, nhưng bản thân Chính phủ ổn định đó lại thường xuyên thay đổi các định hướng đầu tư và xóa bỏ các cam kết thì rủi ro với các nhà đầu tư là rất cao.

    b. Vai trò, ý nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...