Thạc Sĩ Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập So sánh Học viện Phòng không - Không quân vớ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    1. Lý do chọn đềtài 8
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn . 10
    4. Đối tượng và khách thểnghiên cứu . 10
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 10
    4.2. Khách thểnghiên cứu 10
    5. Câu hỏi nghiên cứu và giảthuyết nghiên cứu . 11
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu 11
    5.2. Giảthuyết nghiên cứu 11
    6. Phương pháp nghiên cứu . 11
    6.1. Phương pháp thu thập thông tin 11
    6.2. Phương pháp chọn mẫu . 11
    6.3. Phương pháp phân tích 12
    7. Phạm vi nghiên cứu 12
    Chương 1. Cơ sởlý luận và tổng quan vấn đềnghiên cứu . 13
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 13
    1.1.1. Nghiên cứu về môi trường đào tạo 13
    1.1.2. Nghiên cứu vềkết quảhọc tập 13
    1.1.3. Nghiên cứu vềmối quan hệ môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và
    kết quảhọc tập 15
    1.2. Một sốvấn đềlý luận cơ bản 16
    1.2.1. Môi trường đào tạo trong các cơ sởgiáo dục đại học . 16
    1.2.1.1. Khái niệm 16
    2
    1.2.1.2. Các nhân tốcủa môi trường đào tạo trong các cơ sởgiáo dục đại học
    . 17
    1.2.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của môi trường đào tạo trong các cơ sởgiáo dục
    đại học . 18
    1.2.2. Đặc điểm cá nhân của người học 19
    1.2.3. Kết quảhọc tập 20
    1.2.4. Hoạt động học tập trong các cơ sởgiáo dục đại học . 21
    1.2.4.1. Đặc điểm của hoạt động học 21
    1.2.4.2. Sựhình thành hoạt động học tập . 23
    1.3. Khung lý thuyết của đềtài 25



    1.4. Tiểu kết chương 1 26
    Chương 2. Thiết kếvà tổchức nghiên cứu . 27
    2.1. Thiết kếkhảo sát 27
    2.1.1. Chọn mẫu 27
    2.1.1.1. Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi . 27
    2.1.1.2. Chọn mẫu phỏng vấn sâu . 28
    2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin . 28
    2.1.2.1. Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính . 28
    2.1.2.2. Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng 29
    2.1.3. Phương pháp xửlý sốliệu . 29
    2.2. Tổchức nghiên cứu . 29
    2.2.1. Một sốnét vềHọc viện Phòng không - Không quân . 29
    2.2.2. Một sốnét về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung 31
    2.3. Quy trình nghiên cứu 33
    2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu 33
    2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực hiện 34
    2.3.3. Giai đoạn xửlý sốliệu và hoàn chỉnh luận văn 34
    2.4. Thang đo và đánh giá thang đo 36
    2.4.1.Thang đo 36
    2.4.2. Đánh giá độtin cậy của thang đo 39
    2.4.2.1. Giai đoạn điều tra thửnghiệm . 39
    2.4.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức 40
    2.5. Tiểu kết chương 2 40

    Chương 3. So sánh môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quảhọc tập
    3.1. So sánh về môi trường đào tạo 41
    3.1.1. So sánh về kỷluật học tập . 42
    3.1.2. So sánh về cảnh quan sư phạm . 45
    3.1.3. So sánh về cơ sởvật chất, tài liệu phục vụhọc tập . 49
    3.1.4. So sánh về giảng viên 53
    3.1.5. So sánh về cán bộlãnh đạo, quản lý giáo dục 56
    3.1.6. So sánh về tập thểlớp học . 60
    3.2. So sánh về đặc điểm cá nhân . 64
    3.2.1. So sánh về nơi cư trú trước khi vào đại học 64
    3.2.2. So sánh về nơi cư trú hiện nay 66
    3.2.3.So sánh về nghềnghiệp của các thành viên trong gia đình 68
    3.2.4. So sánh về sựlựa chọnđến với ngành mà bạn đang học . 69
    3.2.5. So sánh về chức vụtrong lớp của người học 71
    3.3. So sánh về kết quảhọc tập 72
    3.4. So sánh tác động của môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân đến kết
    quảhọc tập . 75
    3.5. Tiểu kết chương 3 78
    KẾT LUẬN . 79

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài

    Trong các nhà trường, môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ
    trong đó người giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và
    học vớicác phương tiện,điều kiện vật chất, kĩ thuật, xã hội, tâm lí tác động
    thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sửdụng một cách có
    ý thức;để đảm bảo cho hoạtđộng dạy và học tiến hành thuận lợi,đạt hiệu quả
    cao. Đây là một trong các yếu tốcủa quá trình giáo dục có vai trò quyết định
    trong chất lượng giảng dạy và học tập, luôn là yếu tố được ưu tiên trong việc
    lựa chọn trường học, ngành học. Do đó, nâng cao chất lượng môi trường giáo
    dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của người đào tạo và người được đào tạo.
    Trong môi trường giáo dục, môi trường đào tạo với sựcấu thành và tổng hoà
    mối quan hệlẫn nhau giữa các thành phần bao gồm người trực tiếp đào tạo,
    người được đào tạo, hệthống các phương pháp và các phương tiện đào tạo, cơ
    sởvật chất phục vụcho quá trình đào tạo có vai trò quan trọng đối với việc
    xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, hấp dẫn, kỷ cương, thân thiện và hiệu
    quả. Sự tương tác giữa người trực tiếp đào tạo vàngười được đào tạo là quá
    trình hiện thực hoá mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo với sựhỗtrợcủa
    phương tiện giáo dục, qua đó biểu hiện hình thức tổchức giáo dục và chỉtiêu
    đánh giá. Ởmỗi thời điểm lịch sửkhác nhau, sự tương tác đó có những hình
    thức và phương pháp khác nhau, nhưng đều phải căn cứ vào đặc điểm cá nhân
    của người được đào tạo thì mới đem lại hiệu quảmà kết quảhọc tập (KQHT)
    lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quảcủa sự tương tácđó.
    Vì vậy, hiện naymôi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT là
    một trong những vấn đề được các cơ sởgiáo dục đặc biệt quan tâm. Tuy
    nhiên, việc xây dựng môi trường đào tạo tiến bộ, trên cơ sở chú ý đến đặc
    điểm cá nhân và xác lập hệthống chỉ tiêu đánh giá KQHT khách quan, chính
    xác của nhiều cơ sởgiáo dục đại học còn có những bất cập, chưa bảo đảm
    nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới toàn diện giáo dục đại học.
    Trong khi đó, về mặt lý luận đã có khá nhiều nghiên cứu trên thếgiới
    và trong nước vềmối quan hệgiữa các vấnđềtrên như: Nghiên cứu của
    Evans (1999); nghiên cứu của Stinebrickner & ctg (2000, 2001a, 2001b);
    nghiên cứu của Checchi & ctg (2000); nghiên cứu của Jennifer (2006); nghiên
    cứu của Theresa (2006); nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002); nghiên
    cứu của Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008); nghiên cứu của Võ Thị Tâm
    (2010); nghiên cứu của BếThị Điệp (2012); nghiên cứu của Dương Hải Lâm
    (2012); nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (2013); nghiên cứu của Trịnh
    Nguyễn Thi Bằng(2013) . Kết quảcủa các nghiên cứu cho thấy giữa các yếu
    tốthuộc đặc điểm của người học, điều kiện kinh tế- xã hội và KQHT có mối
    quan hệchặt chẽvới nhau. Nhưng hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
    nào vềmối quan hệcủamôi trường đào tạo,đặc điểm cá nhân và KQHT giữa
    các cơ sở giáo dục đại họckhác nhau.
    Các cơ sởgiáo dục đại học ởViệt Nam gồm nhiều loại, trong đó có hệ
    thống các trường đại học, học viện mà giữa chúng có những điểm khác nhau
    như vềchuyên ngành, lĩnh vực đào tạo, hình thức tổchức, cơ chếquản lý, đặc
    điểm văn hoá truyền thống, vùng miền Điều đó tất yếu dẫn đến môi trường
    đào tạo, đặc điểm cá nhân và các tiêu chí đánh giá KQHT của các trường đại
    học, học viện cũng không giống nhau, đặc biệt là giữa các cơ sởgiáo dục
    thuộc sựquản lý của BộQuốc phòng với các cơ sởgiáo dục thuộc sựquản lý
    của các Bộ, ngành khác. Việc so sánh, làm rõ vấn đề này đểrút ra những đặc
    điểm, từ đó gợi ý về các giải phápnâng cao chất lượng giáo dục cho các cơ sở
    giáo dục. Với những lý do đó, tôi chọnnghiên cứuđềtài “Môi trường đạo
    tạo, đặc điểm cá nhân và kết quảhọc tập: So sánh Học viện Phòng không -Không quân với Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung”.
    10
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khảo sát và phân tích định lượng đểtìm hiểu sựkhác biệt của các yếu
    tốmôi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHTở hai trường.
    So sánh đểtìm hiểu sựkhác biệt ở hai môi trường giáo dục khác nhau
    thì các yếu tố môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT khác nhau như
    thếnào.
    3. Ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn
    Thang đo đã được kiểm định trong đềtài nghiên cứu này cũng góp
    phần làm cơ sởcho các nghiên cứu tiếp theo sửdụng, điều chỉnh và bổsung
    đểtừng bước có được bộ thang đo có giá trị và độtin cậy cao, giúp cho việc
    đánh giá chất lượng đào tạo bậc đại học khách quan, chính xác.
    Kết quảcủa nghiên cứu sẽgiúp cán bộlãnh đạo, cán bộquản lý, cán bộ
    giảng dạy hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường đào tạo,đặc điểm cá nhân và
    KQHT của người học. Từ đó giúp nhà trường cải tiến, đổi mới các điều kiện
    liên quan, đồng thời có những biện pháp tổchức đào tạo nhằm phát huy
    những yếu tố có tác động tích cực và hạn chếnhững yếu tố tác động tiêu cực
    góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
    4. Đối tượng và khách thểnghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đềtài là sự khác biệt của các yếu tốmôi
    trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT ở hai trường; ảnh hưởng của nó
    đến KQHT.
    4.2. Khách thểnghiên cứu
    Khách thểnghiên cứu của đề tài là người học đại học tại Học viện Phòng
    không - Không quân (PK-KQ) và Trường Đại họcCông nghiệp Việt Hung(CNVH).
    5. Câu hỏi nghiên cứu và giảthuyết nghiên cứu
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu
    1. Các yếu tố môi trường đào tạo,đặc điểm cá nhân và KQHT có sự
    khác biệt giữa hai cơ sở đào tạo như thế nào?
    2. Đặc điểm môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân ảnh hưởng gì đến
    KQHT của người học tại hai cơ sở đào tạo?
    5.2. Giảthuyết nghiên cứu
    Đềtài nghiên cứu đặt ra giảthuyết nghiên cứu sau:
    Có sựkhác biệt giữa các nhân tốtrong yếu tố môi trường đào tạo, đặc
    điểm cá nhân và KQHT giữa hai trường.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp thu thập thông tin
    - Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
    + Hồi cứu tài liệu;
    + Phỏng vấn sâu;
    + Quan sát.
    - Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
    + Sửdụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi;
    + Thang đo được kiểm định bằng hệsốtin cậy Cronbach's Alpha.
    6.2. Phương pháp chọn mẫu
    Quy trình chọn mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên với dung
    lượng mẫu dựkiến là 400. Nghiên cứu trường hợp tại Học viện PK-KQ và
    Trường Đại học CNVH; ởmỗi trường lựa chọn khảo sát là 200 người học
    tương ứng là 100 người học năm thứnhấtvà 100 người học năm thứba.
    Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi: Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên
    dạng phi tỷlệ.
    Chọn mẫu phỏng vấn sâu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
    6.3. Phương pháp phân tích
    Sửdụng phần mềm thống kê SPSS 16.0đểphân tích thống kê mô tảdữ
    liệu kết quả đo được và so sánh giữa hai trường; tính toán Cronbach alpha đối
    với thang đo, kiểm định T-test, Chi-square, Two-way anovađểlàm rõ, ước
    lượng và so sánh các yếu tố môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT
    ở hai trường. Xuyên suốt các bước trên, nghiên cứu được tiến hành việc so
    sánh các kết quả phân tích đểrút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
    môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT tại Học viện PK-KQ và Đại
    học CNVH.
    Thông tin được thu thập từphỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và một
    số các phương pháp khác. Các phỏng vấn được phân loại, so sánh và tổng
    hợp các ý kiến điển hình được trích dẫn làm minh chứng cho các dữliệu
    định lượng.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổluận văn thạc sĩ, tôi chỉ nghiên cứu các yếu tốmôi
    trường đào tạo (kỷluật học tập; cảnh quan sư phạm; cơ sởvật chất, tài liệu
    phục vụhọc tập; giảng viên; cán bộlãnh đạo, quản lý giáo dục và tập thểlớp
    học);đặc điểm cá nhân (nơi cư trú trước khi vào đại học; nơi cư trú hiện nay;
    nghềnghiệp của các thành viên trong gia đình; sựlựa chọn ngành học và chức
    vụtrong lớp học) và KQHT tại Học viện PK-KQ và Trường Đại học CNVH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...