Tiểu Luận Mối quan hệ thế - pháp - thuật trong tư tưởng pháp trị của hàn phi tử

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử và sự


    hình thành tư tưởng Pháp trị


    Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuân thu và Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây chính là thời kỳ sinh sống của Lão tử, Khổng tử. Thời Chiến quốc từ gần cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử. So với thời Xuân thu thì Chiến quốc loạn lạc bất ổn định hơn về chính trị nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ dùng mọi cách để tranh lợi, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc, chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ, cùng cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng. Một số chán nản muốn quay trở lại thời Xuân Thu, số khác thì cố gắng đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách để xây dựng “nước giàu,binh mạnh”.
    Đặc biệt thời Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư tưởng, “trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử”. Có ba dòng tư tưởng lớn cùng tồn tại trong thời đại bấy giờ:
    Phái thứ nhất: có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục nhà Chu. Mặc tử, Mạnh tử, Tuân tử thấy nhà Chu suy tàn không cứu được nên mong có được vị minh quân thay Chu thống nhất Trung hoa bằng chính sách Đức trị.
    Phái thứ hai: là phái Đạo gia muốn giảm thiểu, thậm chí giải toán chính quyền sống tự nhiên như thủa sơ khai, lập địa muốn từ bỏ xã hội phong kiến để trở về xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
    Phái thứ ba: là phái Pháp gia với một số nhà tư tưởng lớn như:Quản Trọng,Thận Đáo,Thân Bất Hại,Thương Ưởng muốn dùng vũ

    lực lật đổ chế độ phong kiến phân tán và lập ra chế độ phong kiến quân
    chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Khổng Mạnh bằng chính sách "bá đạo".


    Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử. Hàn Phi Tử(280-233 TCN),là một công tử nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho, đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về Pháp trị. Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Theo Hàn Phi Tử, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho, "Kiêm ái" của Mặc, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước, mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Vì thế, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh . Về mặt lý luận chính trị ông tiếp thu điểm ưu trội của ba trường phái trong pháp gia: “pháp” (Quản Trọng, Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo). Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật, và Pháp. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật.










    Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi Tử.


    Khi nhắc đến tư tưởng quản lý của một tác giả thì trước tiên chúng ta cần xem xét quan niệm về bản chất con người của tác giả đó. Vì nó sẽ

    chi phối toàn bộ từ tư tưởng quản lý chủ đạo đến việc xác định mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, công cụ phương pháp quản lý. Vậy nên ta không thể không xem xét quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi.
    Hàn Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi.


    Nếu Khổng Tử cho rằng bản chất con người là tính thiện thì Tuân Tử một học trò giỏi của ông lại cho rằng con người bản chất là “ác”. Hàn Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi, là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi theo tư tưởng triết học ‘tính bản ác” của con người và đây có lẽ là tư tưởng duy nhất Hàn Phi thừa nhận từ Nho gia.
    Theo Hàn Phi chỉ có một số thánh nhân tích bản tính thiện còn đa số vốn có tính ác cụ thể là tranh giành nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn thì không muốn làm gì nữa, chỉ phục tùng quyền lực.
    Con người làm việc do xuất phát từ lợi ích của bản thân. Con người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm gì cả nếu có lợi cho bản thân họ. Ví dụ như “thầy lang khéo mút vết thương ngậm máu bệnh nhân đâu phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người sang, thợ đóng quan tài mong nhiều người chết yểu ” (Thiên Bị nội) Vì thế một mặt để dùng được người để “sử dụng hết năng lực”của họ không gì bằng đem lại cái lợi cho họ tức dùng phần thưởng, mặt khác để loại bỏ những yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng.










    II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp


    1. Thế


    “Thế” trong quan niệm của Hàn Phi là địa vị và quyền uy. Theo ông, thế không liên quan với đạo đức và tài trí của con người. Bởi vì,

    “hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không ai nghe, bạo tàn như vua Kiệt , nhưng vì là vua nên mọi người không dám trái lệnh.”
    Vua là người có quyền uy tối cao. Điều đó thể hiện:


    + Vua là người duy nhất có quyền đề ra pháp luật. Chính vì vậy


    vua phải được mọi người tôn kính, tuân theo triệt.


    + Vua phải nắm lấy quyền thưởng phạt. Chính sách thưởng phạt là phương tiện cơ bản để nhà vua cai trị dân, qua đó giữ được Thế của mình. Điểm thống nhất trong chính sách thưởng phạt của ông là: Thưởng phạt phải chắc chắn, công bằng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt phải nặng. “Trị tội thì không chừa cásc quan lớn, thưởng công bằng thì không bỏ sót các dân thường Hình phạt nặng thì người sang không dám khinh kẻ hèn, pháp luật phân minh thì người trên được tôn trọng, không bị lấn”(thiên Hữu Độ).
    Như vậy, pháp luật và chính sách thưởng phạt luôn được Hàn Phi đề cao khi nói về Thế và điều kiện để có được Thế “pháp luật công bằng,thưởng phạt công minh,cho nên,đều sửa chữa được sai lầm của người trên,trị được cái gian của kẻ dưới trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”.
    Xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì tư lợi nên chính sách thưởng phạt có phần cực đoan song quan niệm về Thế của ông có nhiều điểm sâu sắc mà trong hoạt động quản lý có thể ứng dụng.










    2. Thuật


    Thuật: là kĩ thuật quản lí và tâm thuật.


    Kĩ thuật quản lí: là phương án để tuyển, dùng, kiểm tra đánh giá


    khả năng của quan lại để bố trí cho chức danh cho phù hợp.







    tâm ý.

    Tâm thuật: là mưu mô trong chế ngự quần thần, bắt họ phải lộ ra






    Pháp gia cực nhấn mạnh “thuật”. Hàn phi phê phán Thương Ưởng



    chỉ biết có pháp luật mà “không có thuật để biết rõ kẻ gian” “chúa không có thuật để biết rõ kẻ gian, dấu pháp luật có tô vẽ ra mười phần, người làm tôi vẫn ngược lại dùng nó làm chỗ dựa để mưu lợi riêng”.Vì thế,người làm chúa phải có “thuật” đó là “thuật cai trị” của người làm chúa để điều khiển bề tôi. Hàn Phi nói “thuật là gì? là cái mầm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi. Dùng thuật thì phải làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết được”.
    Thuật của Hàn Phi có hai nguyên tắc cơ bản sau:


    Một là bề tôi không làm hết hay làm quá trách nhiệm đều phải xử



    phạt.







    Hai là căn cứ vào sự tương xứng hay không giữa “công” và



    “danh”, “lời nói” và “việc làm” cuả kẻ bề tôi để thưởng phạt.


    Trong kĩ thuật bao gồm hai nội dung chính: trừ gian và dùng



    người







    Thuật trừ gian: là các thuật để loại trừ bọn gian thần. Giữa vua và



    tôi khác nhau về địa vị và quyền lợi, vì vậy bất cứ bề tôi nào cũng có ý phản vua.Vua phải biết cách để loại bỏ hạng người này. Các ông vua nên: không để lộ sự yêu thích, giận, ghét, đồng thời không cho bề tôi biết mưu tính cuả mình, không cho họ mưu tính việc riêng và tự ý hành động. Bắt họ phải làm đúng theo pháp luật. Không cho họ lấy của công để thi công, ban ơn cho dân. Khi họ khen ai hay chê ai thi phải xem xét thực sự có thực tài hay không. Khi để tìm ra kẻ gian điều mấu chốt là ai được lợi ở đây, động cơ là gì. Đại thần thì phải: “đối với những người hiền tài thì

    bắt vợ con thân thích của họ làm con tim để uy hiếp, nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc nhiều dùng để mua chuộc,nếu là kẻ gian tà, phải làm cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt hoặc nếu không thì giết”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...