Luận Văn Mối quan hệ qua lại giữa hai nguồn vốn đầu tư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Mối quan hệ qua lại giữa hai nguồn vốn đầu tư

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: LÍ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 2
    II – NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ - KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT 2
    1. Khái niệm. 2
    2. BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 2
    2.1/Quan điểm kinh tế học cổ điển: 2
    2.2/ Quan điểm kinh tế chính trị Mác_lênin: 2
    2.3/ Quan điểm của Kinh tế học hiện đại 3
    3. PHÂN LOẠI 4
    3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước. 4
    3.1.1 Ngân sách nhà nước 4
    3.1.2 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 4
    3.1.3 Nguồn vốn của các doang nghiệp nhà nước 4
    3.1.4 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân 5
    3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 5
    3.2.1 hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA) 5
    3.2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) 6
    3.2.3 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế 6
    3.2.4 Thị trường quốc tế. 6
    II- MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI. 7
    1. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. 7
    1.1 Vốn trong nước đóng vai trò quyết định đền phát triển kinh tế, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. 7
    1.2 Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn đối ứng nhằm tạo cơ sở cho nguồn vốn nước ngòai vào họat động có hiệu quả. 8

    1.3 Nguồn vốn trong nước sẽ định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần thiết. 9
    1.4 Đầu tư cơ sở hạ tầng căn bản chủ động cho việc tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài 9
    2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 10
    2.1 Vốn ngòai nước hỗ trợ cho những thiếu hụt vốn ở trong nước. 10
    2.2 Là nguồn cung ứng ngọai tệ cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị , chuyển giao công nghê, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng cho nền kinh tế 11
    2.3 Góp phẩn làm tăng ngân sách nhà nước, hay rộng hơn là tích lũy nguồn vốn đầu tư trong nước thông qua vốn đầu tư nước ngòai. 12
    2.4 Nâng cao hiệu quả kinh tế văn hóa xã hội 12
    2.5 Nguồn vốn nước ngòai thúc đẩy nguồn vốn trong nước sử dụng linh họat, hiệu quả. 14
    2.6 Hòan thiện thị trường tài chính và tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả của thị trường tài chính. 15
    CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG16 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 16
    I-Thực trạng về huy động vốn đầu tư trong nước 16
    1.Ngân sách nhà nước .16
    2.Tín dụng đầu tư phát triển: 17
    3.Vốn doanh nghiệp nhà nước. 17
    4.Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân 18
    5.Nguồn vốn trên thị trường vốn: thị trường vốn Việt Nam phải kể đến 3 thị trường : ngân hàng, chứng khoán và bất động sản 19
    II-Thực trạng về huy động vốn đầu tư nước ngoài. 20
    1.Tình hình thu hút vốn FDI. 20
    1.1. Một số dự án và số vốn đầu tư qua các giai đoạn : 20
    1.2.Về cơ cấu vốn đầu tư 23
    1.2.Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư FDI 29

    2. ODA 36
    2.1 Tình hình thu hút và sử dụng ODA 36
    2.2 Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. 39
    III/ Thực trạng huy động giữa các nguồn vốn tại Việt Nam 41
    CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 46
    I/ Nguyên nhân làm giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại việt nam 43
    1.ở tầm vĩ mô 43
    2.Ở tầm vi mô 44
    II/ Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư tại việt nam 45
    1.Ở tầm vĩ mô : 45
    2. Ở tầm vi mô: đối với từng nguồn vốn cụ thể 47
    KẾT LUẬN 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    Đầu tư là sử dụng mọi nguồn lực tài chính , nguồn lực vật chất , nguồn lực lao động và trí tuệ ở hiện tại vào một họat động nào đó nhằm mục tiêu nào đó để đem lại lợi ích cho người sử dụng nguồn lực như duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội , tạo việc làm, lợi nhuận, nguồn thu cho nhà nước .
    Công việc thực hiện đầu tư là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, liên quan đến nhiều yếu tố nguồn lực trong xã hội, trong đó có yếu tố vốn. Vốn là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất. Xét trên góc độ vĩ mô, vốn được chia làm 2 loại : Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài . Hai nguồn vốn này có quan hệ mật thiết với nhau cũng như tác động trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi quốc gia , vùng lãnh thổ. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá , hiện đại hoá , tăng trưởng kinh tế phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp thì việc sử dụng vốn đầu tư để đạt được mục đích này là rất quan trọng.
    Do vậy, nghiên cứu tác động của hai nguồn vốn này đến sự phát triển kinh tế xã hội được xem là cấp thiết, nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn, chủ trương hợp lí của Đảng và nhà nước để không ngừng phát triển và đối phó với những thách thức mới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay của thế giới.


     
Đang tải...