Thạc Sĩ Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2014
    Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc và Hàn Quốc, Mở rộng nghiên cứu ở Việt Nam




    Mục Lục

    1 Giới thiệu 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2
    2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây . 2
    3 Bài nghiên cứu “Nonlinear relationship between the real exchange rate and
    economic fundamentals: Evidence from China and Korea” của tác giả Xiaolei Tang
    và Jizhong Zhou 4
    3.1 Thuật toán ACE và tính đồng liên kết phi tuyến: 4
    3.1.1 Thuật toán ACE . 4
    3.1.2 Đồng liên kết phi tuyến: . 6
    3.2 Đặc điểm kỹ thuật thực nghiệm 6
    3.3 Phương pháp kinh tế lượng . 8
    3.4 Cách xây dựng các biến 9
    3.4.1 Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) 10
    3.4.2 Khác biệt về năng suất (PROD) . 10
    3.4.3 Tỷ lệ thương mại (TOT) 11
    3.4.4 Chi tiêu của chính phủ (GEXP) 12
    3.4.5 Độ mở của của nền kinh tế (OPEN) . 12
    3.4.6 Tài sản nước ngoài ròng (NFA) . 14
    3.5 Kết quả thực nghiệm và thảo luận 15
    3.5.1 Kết quả thực nghiệm 15
    3.5.2 Phân tích độ nhạy 26
    3.6 Tóm tắt và kết luận . 34
    4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Ở VIỆT NAM . 35
    4.1 TỔNG QUAN 35 III

    4.2 TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH 36
    4.2.1 Xây dựng lại các biến: . 36
    4.2.2 Kiểm định tính dừng, kiểm tra tính đồng liên kết và ước lượng mô
    hình: 38
    4.2.3 Kiểm tra tính đồng liên kết phi tuyến . 41
    4.2.4 Phân tích tác động giữa các biến số cơ bản lên REER, sử dụng phương
    pháp định tính. 45




    Tóm tắt đề tài:

    Tỷ giá hối đoái luôn là đề tài được nhiều nhà phân tích kinh tế quan tâm, là
    một công cụ kinh tế quan trọng và một công cụ có hiệu quả trong việc tác động
    đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự
    tương quan của tỉ giá hối đoái với các yếu tố kinh tế nhưng chúng chỉ tập trung
    chủ yếu vào các mối quan hệ tuyến tính. Còn những mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ
    giá thực và các yếu tố kinh tế cơ bản gần như không được thảo luận đến. Vì những
    điều chưa giải thích được trong các phân tích tuyến tính, vậy nên nhóm chọn đề tài
    này với mục tiêu tìm ra các mối quan hệ phi tuyến có thể có giữa tỷ giá thực và
    những yếu tố cơ bản trong nền kinh tế.
    Bài tiểu luận này nghiên cứu về các mối quan hệ phi tuyến tiềm ẩn giữa tỷ
    giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ và đồng Won với những yếu tố kinh tế cơ
    bản của hai nước này bằng cách sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ quý 1
    năm 1980 đến quý 4 năm 2009. Sử dụng thuật toán ACE (Kỳ vọng có điều kiện
    xen kẽ - Alternating Conditional Expectation), bài viết đã kiểm định tính phi tuyến
    giữa các biến số quan tâm. Kết quả cho thấy có một sự tồn tại mối quan hệ đồng
    liên kết phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực với các yếu tố kinh tế cơ bản của nền
    kinh tế. Trong đó, độ co giãn của tỷ giá hối đoái thực đối với các yếu tố cơ bản
    thay đổi theo thời gian. Điều này ngược lại với các mối quan hệ tuyến tính thông
    thường.
    Trong bài viết này, nhóm sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
    kiểm định ADF để kiểm tra tính dừng của các biến, chuyển đổi các biến từ tham số
    sang phi tham số bằng thuật toán ACE, kiểm định đồng liên kết phi tuyến bằng
    phương pháp ARDL, phân tích thực tế hiện trạng của Việt Nam qua các số liệu từ
    ADB, IMF, kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, quy nạp, so sánh, kế
    thừa các bài nghiên cứu liên quan .
    Dựa trên nền tảng kiến thức đã được trình bày, nhóm chúng tôi xin đưa ra
    những liên hệ trong điều kiện thực tế tại Việt Nam với dữ liệu theo quý trong giai
    đoạn từ 2000 đến 2011.





    1 Giới thiệu
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Tỷ giá hối đoái luôn là đề tài được nhiều nhà phân tích kinh tế quan tâm, là
    một công cụ kinh tế quan trọng và một công cụ có hiệu quả trong việc tác động
    đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước.
    Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự tương quan của tỉ giá hối đoái với các
    yếu tố kinh tế nhưng chúng chỉ tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ tuyến tính.
    Còn những mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá thực và các yếu tố kinh tế cơ bản
    gần như không được thảo luận đến. Vì những điều chưa giải thích được trong các
    phân tích tuyến tính, vậy nên nhóm chọn đề tài này với mục tiêu tìm ra các mối
    quan hệ phi tuyến có thể có giữa tỷ giá thực và những yếu tố cơ bản trong nền
    kinh tế.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
    Bài tiểu luận này nghiên cứu về các mối quan hệ phi tuyến tiềm ẩn giữa tỷ giá
    hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ và đồng Won với những yếu tố kinh tế cơ
    bản của hai nước này bằng cách sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ quý
    1 năm 1980 đến quý 4 năm 2009. Sử dụng thuật toán ACE (Kỳ vọng có điều kiện
    xen kẽ - Alternating Conditional Expectation), bài viết đã kiểm định tính phi
    tuyến giữa các biến số quan tâm. Kết quả cho thấy có một sự tồn tại mối quan hệ
    đồng liên kết phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực với các yếu tố kinh tế cơ bản của
    nền kinh tế. Trong đó, độ co giãn của tỷ giá hối đoái thực đối với các yếu tố cơ
    bản thay đổi theo thời gian. Điều này ngược lại với các mối quan hệ tuyến tính
    thông thường.
    Dựa trên nền tảng kiến thức đã được trình bày, nhóm chúng tôi xin đưa ra
    những liên hệ trong điều kiện thực tế tại Việt Nam với dữ liệu theo quý trong giai
    đoạn từ 2000 đến 2011.
    1.3 Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài viết này, nhóm sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
    nghiên cứu, trong đó có thể kể đến: 2

    - Kiểm định ADF để kiểm tra tính dừng của các biến
    - Chuyển đổi các biến từ tham số sang phi tham số bằng thuật toán có điều kiện
    xen kẽ ACE
    - Kiểm định đồng liên kết phi tuyến bằng phương pháp ARDL
    - Phân tích thực tế hiện trạng của Việt Nam qua các số liệu từ ADB, IMF.
    - Kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, quy nạp, so sánh.
    - Kế thừa các bài nghiên cứu liên quan
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu
    Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung trả lời cho các câu hỏi
    nghiên cứu sau:
    - Liệu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các
    biến số kinh tế cơ bản hay không?
    - Nếu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến, ta tiếp tục trả lời câu hỏi các biến
    số kinh tế cơ bản có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái ?
    - Có sự khác biệt trong tác động của các biến số cơ bản đến NEER và
    REER hay không?
    - Sự tác động của các biến số cơ bản đến REER khác nhau như thế nào ở
    Trung Quốc và Hàn Quốc?
    - Những nghiên cứu trên áp dụng ở Việt Nam sẽ có kết quả như thế nào?
    Các phần của bài tiểu luận được sắp xếp như sau. Phần 2 tổng quan các kết
    quả nghiên cứu trước đây. Phần 3 bài nghiên cứu “Nonlinear relationship
    between the real exchange rate and economic fundamentals: Evidence from
    China and Korea” của tác giả Xiaolei Tang và Jizhong Zhou. Phần 4: Mở rộng
    nghiên cứu với tình hình thực tế của Việt Nam và trình bày những kết quả thu
    được. Phần 5 Kết luận.
    2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
    Có nhiều tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các
    yếu tố kinh tế cơ bản. Một số bài nghiên cứu về cách xác định tỷ giá hối đoái
    danh nghĩa đã tìm ra có một mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực với




    1. Bài nghiên cứu “Nonlinear relationship between the real exchange rate and
    economic fundamentals: Evidence from China and Korea” của tác giả Xiaolei Tang
    và Jizhong Zhou
    2. Bài nghiên cứu Some linear and nonlinear thoughts on exchange rates của Menzie
    David Chinn
    3. Bài nghiên cứu Real exchange rate levels, productivity and demand shocks:
    evidence from a panel of 14 countries của Menzie Chinn & Louis Johnston
    4. Trong bài nghiên cứu Exchange Rates And Fundamentals - A Nonlinear
    Relationship của Paul De Grauwe & Isabel Vansteenkiste
    5. Bài tiểu luận Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam
    6. Phân tích dữ liệu và biểu đồ bằng R của tác giả Nguyễn Văn Tuấn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...